Trang chủ Luận bàn - Phản biện Chính quyền can thiệp thô bạo vào tôn giáo hay đó là...

Chính quyền can thiệp thô bạo vào tôn giáo hay đó là điều nên làm?

185
0

Câu chuyện xảy ra tại một xã miền núi thuộc huyện Con Cuông, Nghệ An.

Theo đó, sau khi phát hiện Linh mục quản nhiệm Giáo họ Con Cuông là Phạm Trọng Phương có mua đất trên địa bàn phụ trách, UBND xã Lạng Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An đã đối chiếu với các quy định pháp luật để xem xét và giải quyết; tuy nhiên theo quy định của Luật đất đai, Linh mục cũng là một công dân bình thường nên Luật cho phép tiến hành nhận chuyển nhượng đất đai theo quy định.

Tuy nhiên do chưa an tâm về điều này nên UBND xã này đã nghiên cứu Bộ Giáo luật Công giáo năm 1983 và họ thấy trong đó có quy định tại khoản 1, Điều 533 như sau: “Cha sở buộc phải ở trong nhà xứ gần nhà thờ; tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, vì một lý do chính đáng, Đấng Bản Quyền địa phương có thể cho phép cha sở ở nơi khác, nhất là tại một nhà chung cho nhiều tư tế, miễn là phải liệu sao để chu toàn những nhiệm vụ thuộc giáo xứ một cách thuận lợi và đều đặn”. Đối chiếu với quy định này và trên cơ sở nhóm đất mà Linh mục này sẽ giao dịch (đất ở cá nhân), UBND xã này xét thấy nếu như cho phép và tiến hành thực hiện các thủ tục giao dịch, tiến tới cấp đất thì vô hình chung chính quyền đang tiếp tay cho Linh mục vi phạm quy định của Bộ Giáo luật… Bởi lẽ một khi đã mua đất ở thì đồng nghĩa sẽ tiến hành xây nhà (còn kinh doanh đơn thuần thì Bộ Giáo luật hoàn toàn cấm) và khi đó sẽ không đảm bảo việc “Cha sở buộc phải ở trong nhà xứ gần nhà thờ”.

Trước những băn khoăn đó, UBND xã Lạng Khê đã có văn bản để thông báo và đề nghị Toà Giám mục Giáo phận Vinh có ý kiến chính thức về vấn đề này trước khi đi đến quyết định có cho Linh mục Phạm Trọng Phương tiến hành giao dịch bình thường hay không.

Theo nguồn tin mới nhất thì Toà Giám mục GP Vinh, đích thân Giám mục Nguyễn Hữu Long, GM GP Vinh đã có văn bản đồng ý và đề nghị chính quyền xã này tạo điều kiện cho Linh mục Phương thực hiện các giao dịch…

Chính quyền can thiệp thô bạo vào tôn giáo hay đó là điều nên làm?

Stt của Linh mục Trần Văn Thành, chánh xứ Tam Toà, Giáo phận Hà Tĩnh (Nguồn: Fb)

Xung quanh chuyện này đã có những ý kiến vào ra. Linh mục chánh xứ Tam Toà Phêrô Trần Văn Thành trong một stt ngắn trên Fb cá nhân đã viết: “Hô Hô Hô… Thời đại XHCN Viet Nam thật tuyệt đỉnh! Hi

Quan tham mở mồm luôn nói chuyện thanh liêm, đĩ điếm hay nói chuyện trinh tiết, còn chủ tịch xã thì làm việc thay cho Giám mục! Haaaa”.

Và ngay lập tức những phản ứng như thế này đã nhận phải những phản biện trái chiều. Trang Người Công giáo đã viết về stt của vị Linh mục hiện đang mục vụ tại Tỉnh Quảng Bình này như sau: “Có thể nói đây là văn bản quản lý nhà nước đầu tiên mà UBND cấp xã lại nêu một cách đầy đủ các quy định của cả Giáo luật lẫn pháp luật trong giải quyết đối với một số trường hợp. Theo đó về pháp luật mặc dù cho phép các cha được phép nhận chuyển nhượng đất đai như một công dân bình thường. Song, xem xét dưới khía cạnh Giáo luật thì điều đó lại không cho phép nên trước khi quyết định, để đảm bảo việc đó không ảnh hưởng tới các quy định của Giáo hội, UBND xã này đã có văn bản để thông báo và yêu cầu Toà Giám mục Giáo phận Vinh cho ý kiến về nội dung này…

Xưa nay, dù không phải tất cả nhưng những xung đột, mâu thuẫn giữa chính quyền và Giáo hội đều bắt nguồn từ việc hai bên chưa hiểu nhau hoặc chưa tôn trọng những cái đặc thù của nhau. Nhưng trong trường hợp này có vẻ như mọi thứ đã trở nên khác hoàn toàn. UBND xã Lạng Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An đã thể hiện họ không chỉ hiểu biết về giáo hội chúng ta mà còn hiểu cả Giáo luật, phẩm trật và các quy định của chúng ta…”.

Khi xảy ra những vụ việc mâu thuẫn, phức tạp, nhân danh tự do tôn giáo và nhân quyền không ít kẻ đã công khai cho rằng nhà nước, chính quyền cơ sở thiếu tôn trọng đối với Tôn giáo, chà đạp quyền tôn giáo và ứng xử thiếu nhân văn với tôn giáo. Nhưng rồi khi chính quyền lắng nghe, thậm chí cố công tìm hiểu để ứng xử cho phù hợp thì lại bị lên án? Phải chăng, đấy chỉ là luận điệu của những kẻ đang cố tình đối lập chính quyền với Giáo hội? Đang cố gắng đẩy giáo hội ra khỏi xã hội và ngược lại?

Tôn giáo suy cho cùng là một thực thể xã hội (dù có phần đặc biệt). Nhưng họ vẫn chịu sự quản lý của nhà nước; họ không phải là một thực thể song hành, tồn tại ngang bằng với nhà nước. Cho nên, hãy từ bỏ những ý nghĩ kiểu như cái quyền của Linh mục hay của Giám mục là to hơn quyền năng nhà nước để rồi nói ra những điều khó nghe. Một khi chính quyền quan tâm tới Giáo hội thì đấy là điều tốt; nó cũng đang cho thấy thực tế chính quyền đang đồng hành cùng giáo hội và thay vì cố công đã xéo nó thì nên chăng vui mừng và hoan hỉ vì điều đó.

TRÙNG DƯƠNG

Nguồn: Non sông Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây