Trang chủ Luận bàn - Phản biện Đối tượng chống cộng lợi dụng internet để chống phá

Đối tượng chống cộng lợi dụng internet để chống phá

173
0

Đối tượng chống cộng lợi dụng internet để chống pháVới quy mô dân số xấp xỉ 95 triệu người (xếp thứ 15 trên thế giới, trong đó, tỷ lệ sử dụng Internet chiếm hơn 60%), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng Internet. Một thống kê đáng chú ý là thời gian sử dụng Internet trung bình của người Việt lên tới gần 7 tiếng/ngày. Điều này chứng minh rằng người Việt Nam đã dành lượng thời gian đáng kể cho các hoạt động trên không gian mạng để phục vụ các nhu cầu khác nhau. Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận mà internet mang lại, đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước.

Có thể nói internet nói chung, mạng xã hội nói riêng đang là con đường chủ đạo để các đối tượng tuyên truyền chống phá Việt Nam, vì đây là con đường không biên giới, con đường nhanh nhất, phạm vi tiếp cận đa dạng.

Số đối tượng chống phá triệt để lợi dụng không gian mạng để: Tuyên truyền, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, phê phán, đả kích chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận những giá trị của lịch sử dân tộc; bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho rằng có sự mâu thuẫn, chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng sản; xuyên tạc các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, quy định pháp luật, các vụ việc có tính chất phức tạp, nhạy cảm; vu cáo ta vi phạm dân chủ, nhân quyền; tập hợp, phát triển lực lượng chống đối, lôi kéo, kích động tập trung đông người biểu tình, gây rối ANTT, chỉ đạo các hoạt động khủng bố, phá hoại.

Để thực hiện các nội dung trên, thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng là hết sức tinh vi, xảo quyệt với âm mưu thâm độc, trong đó chúng chủ yếu tập trung vào các thủ đoạn như:

Một là, cắt, ghép các video, hình ảnh, bài phát biểu, bài viết và dàn dựng thành các nội dung nhằm mục đích xuyên tạc, bóp méo tình hình trong nước tạo ra tâm lý nghi ngờ trong quần chúng nhân dân. Qua đó, chúng mong muốn làm suy giảm niềm tin của người dân vào chế độ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đây là thủ đoạn không mới của các phần tử xấu, được chúng sử dụng thường xuyên nhằm tạo sự bức xúc, phản ứng tiêu cực trong dư luận.

Hai là, lợi dụng một số sai phạm, hạn chế, bất cập trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành ở một số nơi để bới móc, thổi phồng, xuyên tạc chống phá, cho rằng những vấn đề này là hệ quả của chế độ mang lại. Chúng tô vẽ, nhào nặn hình ảnh một đất nước với cơ đồ ngày càng đen tối, cán bộ quan liêu, tham nhũng.

Ba là, tiến hành phỏng vấn về các vấn đề phức tạp, nhạy cảm, những vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thực của người dân và tán phát trên mạng với ngôn từ xuyên tạc, kích động, vu khống. Các cuộc phỏng vấn được dàn dựng khá công phu, sắp xếp nội dung theo một kịch bản đã lên kế hoạch trước, trong đó chúng đưa thông tin thật, giả lẫn lộn tạo dư luận đa chiều, làm người dân ngờ vực vào những thông tin báo chí chính thống đăng tải. Thủ đoạn này, chúng thường phỏng vấn một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống và số văn nghệ sĩ, trí thức bất mãn hay những người dân có lợi ích bị động chạm.

Bốn là, sử dụng chiêu bài “dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền” để chống phá. Núp danh “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” trên không gian mạng, các đối tượng tán phát hàng nghìn bài viết, tài liệu có nội dung xuyên tạc, vu cáo ta vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo. Chúng kích động “chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan”, âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thâm độc hơn, thông qua internet, các thế lực thù địch, phản động mua chuộc, móc nối, lôi kéo một số đối tượng là người có uy tín đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo nhằm tạo dựng “ngọn cờ” để tập hợp lực lượng chống đối trong nước do chúng hậu thuẫn, nhằm gây bất ổn chính trị, tiến tới ly khai, tự trị.

Năm là, thông qua mạng xã hội chúng hướng dẫn chế tạo vũ khí, bom, mìn, vật liệu nổ để hoạt động khủng bố; lôi kéo, kích động người dân tuần hành, biểu tình, gây rối ANTT. Sau khi thăm dò trên mạng, chúng mua chuộc, lôi kéo, kích động các đối tượng bất mãn, đối tượng hình sự, số có trình độ, nhận thức pháp luật hạn chế và đào tạo, hướng dẫn họ chế tạo bom, mìn, quả nổ để hoạt động khủng bố, phá hoại

Trong thời gian tới, không gian mạng tiếp tục là trận địa chính mà các thế lực thù địch, phản động tập trung chống phá. Các yếu tố liên quan đến Trung Quốc, vấn đề nhạy cảm như các dự án BOT, giá điện, giá xăng, môi trường sẽ là chủ đề các đối tượng lợi dụng xuyên tạc, khai thác triệt để.

Mọi người dân cần cảnh giác, nhận thức rõ các thủ đoạn chống phá của chúng, không để rơi vào “bẫy thông tin” của kẻ xấu./.

  • Huyền Pha

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây