“Quát nhầm phải cụ Đức
Tình hình là chiều nay cụ Lê Hiền Đức đi cùng dân oan đến phòng tiếp dân của ca thành phố. Chả là dân gửi đơn đến ông giám đốc ca tp đồng thời kính gửi cụ Lê Hiền Đức luôn nên cụ phải đi để cùng nghe và giải quyết.
Cậu này không biết cụ Đức là ai liền quát và đuổi cụ ra ngoài.
Sẵn danh bạ trong tay, cụ gọi ngay cho giám đốc ca tp. Giám đốc ca tp vội gặp cụ để tiếp thu ý kiến và hứa chấn chỉnh lính tráng.
Đó là toàn bộ nội dung sự việc Nguyễn Tường Thụy “lượm ở fb Đức Lê Hiền. Bà Đức cũng là nhân vật chính của câu chuyện.
Không quá khó để nhận ra niềm vui của Thuỵ đối với sự việc. Gã đã hả hê đến ra mặt đối với câu chuyện và xem đó là một chiến thắng của làng rận trước giới chức, lực lượng Công an Hà Nội (????).
Nhưng theo dõi sự việc (từ Nguyễn Tường Thuỵ) sẽ thấy, lỗi của ‘đồng chí” Công an này trong trường hợp này là không có. Anh ta làm đúng nguyên tắc, bởi lẽ “dân gửi đơn đến ông giám đốc ca tp đồng thời kính gửi cụ Lê Hiền Đức luôn” nhưng điều đó không có nghĩa là bà Đức được có mặt tại đó và càng không có chuyện bà Đức đến để ‘giải quyết” gì đó như tin đã đưa. Không lẽ một công dân bình thường, không có chức vụ, quyền hạn lại có thể tham gia vào quá trình giải quyết đơn dù bà không liên quan?
Và ở đây, trong câu chuyện có nhắc đến cách ứng xử của ông Giám đốc CA TP Hà Nội (hiện là Trung tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc CATP Hà Nội). Theo lẽ thường nếu anh cán bộ Công an kia đúng mà ông Giám đốc này lại “vội gặp cụ để tiếp thu ý kiến và hứa chấn chỉnh lính tráng” thì xem chừng người đáng trách ở đây là ông Giám đốc. Rằng ông không dám bảo vệ lính tráng, bảo vệ chính nhiệm vụ, và chức trách của mình.
Song, nếu ai đó đã từng nghe vài chuyện về bà Lê Hiền Đức và xem xét trong bối cảnh sự việc thì mới hay, cách ứng xử của ông Giám đốc CATP Hà Nội là đáng khen và thực sự hết sức tinh tế.
Bà Đức hay gây chuyện và ỷ thể già cả (dựa hơi việc được Bác Hồ đặt tên) để làm liều ai cũng biết. Và nếu trong trường hợp được nói đến nếu ông Giám đốc không xoa dịu bà này bằng những câu nói trên thì có lẽ bà này sẽ cố tâm làm lớn chuyện; sự việc từ bé sẽ “bị xé ra to”. Đương nhiên, nếu bà ĐỨc có hành vi gì đó vi phạm thì bà sẽ bị xử lý, nhưng vì đại cục và cũng thương cho cái phận già của bà nên từ chỗ làm đúng quy định thì vị Giám đốc này đã có một cách ứng xử mà tốt cho cả hai. Bà Đức sẽ không bị kích động, bà sẽ vẫn vào dự như ý muốn, mà không có cơ may gây chuyện tiếp theo…
Cho nên, nếu hiểu được như thế mới hay: Người nên vui và đáng được vui là ông Giám đốc CATP Hà Nội, anh lính kia chứ không phải bà Đức, càng không phải là Nguyễn Tường Thuỵ…
An Chiến
Nguồn: Việt Nam Mới (vnnew.net)