Trang chủ Từ Facebook THĂNG TRẦM CỔ VẬT TRIỀU NGUYỄN (*): Cuộc cướp cạn ngày thất...

THĂNG TRẦM CỔ VẬT TRIỀU NGUYỄN (*): Cuộc cướp cạn ngày thất thủ

175
0

5s tiếc cho Nhà thờ Đức Bà Paris, và 5 phút tìm hiểu nhanh tội ác văn hóa của thực dân Pháp.

– Ngày 18-3-1859, đặt thuốc nổ phá hủy hoàn toàn thành và khu phố quanh thành Gia Định – công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ nhất của người Việt xây dựng ở miền Nam.

– Năm 1880, thực dân Pháp triệt hạ chùa Khải tường tại thôn Tân Lộc, bên phải thành Gia Định. Chùa Khải Tường là quốc tự lớn nhất ở miền Nam.

– Năm 1883, cho phá hủy ngôi quốc tự (chùa quốc gia) tên Sùng Khánh Báo Thiên Tự để ban cho các linh mục tay sai xây nên Nhà thờ chính tòa Hà Nội (Nhà thờ Lớn) và Tòa Khâm sứ Bắc Kỳ.
Đây là ngôi chùa có lịch sử hơn 800 năm, xây dựng từ năm 1056 dưới thời hoàng đế Lý Thành Tông, luôn giữ vị thế trấn quốc, quan trọng hàng đầu trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chùa từng có tháp Báo Thiên, 12 tầng cao, 40 – 60m, trên đặt chóp bằng đồng rất lớn, từng là 1 trong 4 đại khí quan trọng nhất nước Việt (An Nam tứ đại khí). Tháp bị mất chóp đồng vào thời nhà Minh xâm lược, nhưng tháp vẫn tồn tại đến khi thực dân Pháp cho đập nhà chùa để chia đất cho đám tay sai công giáo xây nên Nhà thờ Lớn ngày nay.
Cùng thời gian này chùa Báo Ân cũng bị phá hủy hoàn toàn. Chùa do Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai tổ chức xây dựng dưới thời vua Thiệu Trị (1841-1847) trên nền cũ lầu Ngũ Long của chúa Trịnh, thuộc thôn Cựu Lâu, huyện Thọ Xương cạnh hồ Hoàn Kiếm.
Chùa có tên chính là “Báo Ân Tự”, nhưng dân gian còn gọi là chùa Liên Trì hoặc chùa Quan Thượng. Căn cứ theo hình ảnh còn lưu lại, chúng ta thấy chùa có kiểu thức rất độc đáo, công trình kiến trúc nguy nga nhất ở Trung tâm Hà Nội vào thời Nguyễn. Từ con đường ven hồ phía Đông dẫn vào có tháp Hòa Phong rồi đến cổng chùa. Vượt qua chiếc cầu đúc lát gạch đền lầu Hộ Pháp (tam quan) cao hai tầng. Hai bên dựng 4 bảo tháp đối xứng cao 3 tầng. Bên trong là điện Đại Hùng, tôn trí rất nhiều pho tượng Phật, Bồ-tát chạm khắc bằng gỗ sơn son thếp vàng tuyệt đẹp. Tiếp đến là điện Thánh, Tăng xá, tri đường…Bao quanh có trường lang bố trí cảnh “Thập Điện Minh Vương”, mô tả cảnh khổ báo trong 10 địa ngục rất sinh động. Tổng thể chùa có 36 mái, 150 gian nhà, chung quanh xây tường lục giác bao bọc, bên ngoài đào hào trồng hoa sen. Hiện nay, chỉ còn sót lại 1 ngôi tháp Hòa Phong trơ trọi bên Hồ Gươm.

– Tháng 5-1885, Pháp đánh vào Kinh đô Huế, phá hủy gần như hoàn toàn khu phố cổ, chợ búa quanh hoàng thành. Trong Tử cấm thành, quân Pháp thả sức đốt phá, giết người, lấy toàn bộ cổ vật, vàng bạc, châu báu đem về nước, đến thời Đồng Khánh chỉ trả lại một phần nhỏ mang ý nghĩa tượng trưng.
“Sau khi chiếm được kinh thành, tiếng súng đã im, quân Pháp tràn vào các cung điện thu được 10 triệu đồng, vô số vàng bạc, nhiều thỏi vàng.
Theo một tư liệu tiếng Pháp có tên J. Chesneaux, Contribution à l’Histoire de la Nation vietnamienne xuất bản năm 1955, linh mục Père Siefert, người chứng kiến sự kiện cướp bóc này, kể: “Với những bản mục lục về tài sản đã có trước ngày 5-5-1885 cầm tay, người Pháp đã lấy ở nhà, các đội thân binh: 113 lượng vàng, 742 lượng bạc, 2.627 quan tiền. Tại cung thái hậu Từ Dũ – thân mẫu vua Tự Đức: 228 viên kim cương, 266 đồ nữ trang nạm kim cương, ngọc trai và đá quý, 271 đồ dùng bằng vàng; tại các lăng Thiệu Trị, Minh Mạng, Gia Long: đầy ắp những đồ dùng cá nhân các vua lúc sinh thời”.
Theo Père Siefert, quân Pháp lấy đi mọi thứ của triều Nguyễn dù nhỏ nhất. Đó là vụ cướp phá trắng trợn, “tất cả những thứ gì có thể lấy mang đi được như vương miện, đai lưng, nệm trải nhà, cho đến những ống đựng tăm xỉa răng. Tại các ngân khố hoàng gia, cướp đi một số vàng, trị giá khoảng 24 triệu quan (franc)…Cuộc cướp cạn ấy kéo dài trong 2 tháng còn gây tai tiếng hơn cuộc cướp phá Cung điện Mùa Hè của Thanh Đế ở Bắc Kinh”.” – vị linh mục này thuật lại.
Còn Khâm sứ Rheinart trong một bản tường trình gửi Toàn quyền Richaud vào ngày 28-2-1889, viết: Ngày 5-7-1885, trong vụ bạo động Huế, quân Pháp cướp đi nhiều báu vật. Một sự việc vô cùng xấu hổ xảy ra lúc đó: Một con voi làm bằng vàng, rất kỳ công và có giá trị lớn bị cưa làm đôi vì 2 gã kình địch. Gã nào cũng muốn giành phần cho mình cái chất nguyên liệu của đồ vật ấy.
Ngay bản thân tướng De Courcy, người chỉ huy cuộc tấn công kinh đô Huế, vào ngày 24-7-1885 đã gửi cho chính phủ Pháp một bức điện. “Trị giá phỏng chừng các quý vật bằng vàng hay bằng bạc giấu kỹ trong các hầm kín là 9 triệu quan. Đã khám phá thêm nhiều ấn tín và kim sách đáng giá bạc triệu. Xúc tiến rất khó khăn việc tập trung những kho tàng mỹ thuật. Cần cử sang đây một chiếc tàu cùng nhiều nhân viên thành thạo để mang về mọi thứ cùng với kho tàng” – De Courcy đề nghị.”
https://nld.com.vn/…/thang-tram-co-vat-trieu-nguyen-cuoc-cu…

“Một phần của cải “có lẽ cũng không nhỏ” đã được phe chủ chiến của nhà vua đứng đầu là Tôn Thất Thuyết đã cho đem ra chiến khu Tân Sở – Quảng Trị để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Số vàng bạc ngân lượng này về sau cũng thất tán hoàn toàn.
Nhưng trong quá trình quân Pháp truy đuổi Tôn Thất Thuyết từ tháng 7/1885, tỉnh Quảng Trị đã thu giữ 34 hòm bạc chứa 36.557 tiền bạc và 6 hòm bạc do ông Thuyết chưa kịp mang đi chứa 196 thỏi bạc, mỗi thỏi 10 lạng và 18.696 tiền bạc.. tất cả hòm bạc này khi đệ nạp về kinh đã bị quân Pháp giữ.
Trong quá trình quản lý, tòa Khâm sứ Trung Kỳ của Pháp nắm rất rõ kho vàng bạc trong kinh thành Huế. Tháng 6/1899, Pháp đã phái đại diện cùng thượng thư bộ Công, bộ Lễ đào tìm, phát hiện một gầm bạc. Dưới thời vua Duy Tân năm 1915 đào được hai lần tại cửa Tường Loan. Lần một được 60 hòm gỗ chứa 10.000 hốt bạc và lần hai được 70 hòm gỗ chứa 10.000 hốt bạc thỏi.”
https://dantri.com.vn/…/ky-2-hue-da-mat-luong-co-vat-lon-nh…

Đến năm 1947, Pháp xâm lược trở lại Việt Nam lần nữa, đã đánh phá khu vực Hoàng thành với mức độ hủy diệt, hơn 1/2 công trình bị thiêu rụi trong lửa đạn. Thời Mỹ sang xâm lược, năm 1968, số còn lại hầu hết bị phá hủy hoặc hư hại nặng do bom đạn Mỹ. Hàng ngàn cổ vật cung đình triều Nguyễn bị cướp không trắng trợn trong giai đoạn thực dân, chưa kể các cổ vật của các nền văn hóa Chăm, Óc Eo,… mà các nhà sưu tập thực dân tuồn về nước. Đến nay, hầu hết chúng ta chưa đòi được.

– Bức tượng đẹp nhất Việt Nam (và có thể là của cả Đông Nam Á) là tượng A Di Đà chùa Phật Tích có từ thời Lý bị quân Pháp đem ra làm bia tập bắn vào những năm thập niên 40. Bức tượng được các học giả xem là viên ngọc quý nhất của nền điêu khắc Việt Nam thời phong kiến. Tượng bằng đá xanh nguyên khối, cao 1,86m, tính cả phần bệ là 2,69m, có thần khí và được trang trí rất tinh xảo. Tượng bị bắn khiến đầu gãy rời, vỡ ngực, thân tượng chi chít vết đạn. Một cụ già trong làng đem đầu tượng về cất giấu, sau năm 1954 đem nộp lại cho chính quyền ngày nay ta mới có bức tượng gần nguyên vẹn. Dù được phục chế nhưng thân tượng loang lỗ các vật liệu khác đắp vào, không còn là một khối duy nhất nữa. Tượng được công nhận là bảo vật quốc gia.
https://www.facebook.com/…/a.745774735470…/1395328777181675/

6 ngôi chùa bị phá hủy dưới thời Pháp thuộc
https://phathocdoisong.com/6-ngoi-chua-bi-pha-huy-duoi-thoi…

Khám phá các “kho báu” cổ vật trong Kinh thành Huế
https://dantri.com.vn/…/ky-1-kham-pha-cac-kho-bau-co-vat-tr…

Huế đã mất lượng cổ vật lớn như thế nào?
https://dantri.com.vn/…/ky-2-hue-da-mat-luong-co-vat-lon-nh…

THĂNG TRẦM CỔ VẬT TRIỀU NGUYỄN: Cuộc cướp cạn ngày thất thủ
https://nld.com.vn/…/thang-tram-co-vat-trieu-nguyen-cuoc-cu…
#cpdvn_tt

THĂNG TRẦM CỔ VẬT TRIỀU NGUYỄN (*): Cuộc cướp cạn ngày thất thủ

THĂNG TRẦM CỔ VẬT TRIỀU NGUYỄN (*): Cuộc cướp cạn ngày thất thủ

Ngày kinh đô Huế thất thủ (5-7-1885), không những hàng vạn thần dân bị sát hại mà vô số cổ vật triều đình cũng bị cướp đi, kể cả ống đựng tăm xỉa răng

Nguồn: Trang thông tin chống phản động

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây