Có một điều hiện diện trong lễ kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới Phía Bắc là báo chí chế độ đã bị lên án dù ai cũng biết, năm nay họ nói nhiều, nói đa diện những vấn đề về cuộc chiến đã qua. Và nguyên do bị lên án cũng không ngoài việc nói nhiều đó.
Hình ảnh về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (Nguồn: Fb).
Vậy căn nguyên của vấn đề ở đâu và liệu điều đó liệu có đúng?
Đó là vấn để được đặt ra. Bởi theo lẽ thường cái gì mà trước chưa làm được, nay làm được thì chủ thể thực hiện phải đáng được khen ngợi, biểu dương. Cái sự lạ đã xảy ra khi làm tốt cũng bị lên án… Nhưng xin được nói luôn, đó là suy nghĩ của những kẻ mà nói ngược xuôi đều được và đều hướng đến một đích. Họ cũng chính là những kẻ chẳng hiểu gì về báo chí và mối tương quan báo chí với chế độ….
Xin được bắt đầu bởi xuất phát điểm, báo chí đã nói gì về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc những năm trước? Có lẽ chỉ cần một cái click chuột trên google với cụm từ khoá nói trên thì mọi lẽ sẽ được phát lộ. Và thực tế là họ có nói, dù không nhiều, và nguyên do không ngoài việc, đó là những năm lẻ, chứ không phải kỷ niệm 40 năm như năm nay…
Điều đó có nghĩa, họ (báo chí) đâu có bàng quang hay cố tình không đề cập tới sự kiện chiến tranh biên giới phía Bắc; chẳng qua họ đề cập không quá nhiều mà thôi.
Còn về lí do không đề cập quá nhiều, có lẽ không quá khó hiểu để nghĩ về điều này!
Báo chí như chính chức năng của họ, ngoài việc đưa tin, phản ánh thông tin thì còn có chức năng định hướng thông tin. Ngoài ra họ còn có chức năng phục vụ các hoạt động của chế độ. Với chức năng như thế nên luôn luôn có một sự tính toán nhất định trong những người làm nghề khi viết, biên tập và đăng tải điều gì đó.
Quan hệ Việt Nam với TQ dù đã trải qua những năm tháng thăng trầm nhưng tựu chung lại, mối quan hệ đó đang được thực hiện trên cơ sở hoà hiếu. Đó cũng là điều chúng ta mong đợi trong chiến lược ngoại giao nước nhỏ hiện nay: Tránh đối đầu và tăng cường đối thoại. Cho nên, dễ hiểu để làm cùng lúc, hài hoà nhiều chức năng thì chính họ phải có sự điều chỉnh sao cho thích hợp. Họ sẽ không thể làm cái điều ngược đời, đưa tin đậm nét về cuộc chiến trong khi mối quan hệ hai bên cần có những thứ gia vị để hữu hảo hơn; và cần tránh những căng thẳng để phía bạn tạo cớ lấn lướt hay làm càn.
Nói như thế để thấy, nếu không làm báo chí (báo chí chính thống) thì chẳng thể nào hiểu được những điều được nói ra đó. Đó cũng là cái khó mà sự chính thống khiến cho báo chí không nói dễ dàng như Fb và nhiều mạng xã hội khác.
Còn lí do báo chí năm nay nói nhiều, nói đậm đặc. Ngoài lí do đây là kỷ niệm 40 năm thì đấy cũng là một phần trong chiến lược ngoại giao của ta. Còn những ai chưa hiểu hoặc không hiểu thì cũng nên im lặng và tận hưởng sự đổi thay trong cách làm báo của giới báo chí năm nay.
An Chiến
Nguồn: Việt Nam Mới (vnnew.net)