Lê Trung Khoa có phải là một Nhà báo thực thụ?
Thời gian qua, một số người ở quê Thanh Hóa hỏi tôi, có quen biết Lê Trung Khoa và anh ta có phải là một Nhà báo thực thụ? Cho đến nay, tôi không trả lời cụ thể bất cứ người nào. Hy vọng, qua câu trả lời dưới đây tôi sẽ không nhận thêm câu hỏi khác liên quan đến LTK.
Tôi không quen biết LTK, nhưng bố anh ta tôi gặp nhiều lần khi ông còn sống. Là đồng hương Thanh Hóa, khi gặp nhau, chủ yếu ở ngoài đường, chúng tôi chào hỏi nhau mang tích cách xã giao và không có bất kỳ mối liên lạc nào.
Lê Trung Khoa không phải là Nhà báo thực thụ, nhưng không vi phạm quy định pháp luật khi anh ta tự nhận mình là Nhà báo Đức, bởi vì ở Đức tên nghề nghiệp Nhà báo không được luật pháp bảo vệ như nghề Luật sư, Bác sĩ…
Theo Hiệp hội các nhà báo Đức (DJV), ở Đức đại đa số các Nhà báo hoạt động với tư cách là Nhà báo tự do. Hiện nay Đức có khoảng 25.000 nhà báo tự do. Nhiều người trong số họ viết bản tin cho các tờ báo, tham gia xây dựng các phóng sự cho các đài phát thanh hoặc quay các đọan phim cho các đài truyền hình trên cơ sở nhận nhuận bút. Nhiều người trong số họ phải làm thêm công việc khác để có thu nhập. Một số người hoạt động độc lập, thí dụ lập và điều hành một trang mạng và kiếm tiền bằng cách thu lệ phí quảng cáo. Chỉ một số ít Nhà báo làm việc với tư cách là nhân viên của các địa chỉ truyền thông trên cơ sở của Hợp đồng lao động dài hạn. Một Nhà báo thực thụ phải là người được đào tạo ở các trường ĐH báo chí và truyền thông, có nhận bằng tốt nghiệp và làm việc để sống bằng bằng nghề báo chí.
Ở Đức việc cấp thẻ hoạt động báo chí rất đơn giản vì không có quy định pháp lý chung về việc này. Thẻ hoạt động báo chí được cấp bởi nhiều tổ chức và ban biên tập theo những tiêu chí rất khác nhau. Trong khi một số Hiệp hội báo chí chỉ cấp thẻ hoạt động báo chí cho các nhà báo có thể chứng minh là người hoạt động chính trong ngành truyền thông, thì nhiều hiệp hội khác cũng cấp cho cả những người làm thêm công việc báo chí (tiếng Đức nebenberufliche Journalisten). Ngoài ra, có nhiều tổ chức cấp thẻ hoạt động báo chí, nếu người nộp đơn xin cấp thẻ trả một khoản lệ phí mà không cần chứng minh hoạt động báo chí. Thành viên của Hiệp hội các nhà báo được nhận thẻ hoạt động báo chí miễn phí, những người không phải là thành viên phải trả lệ phí theo từng năm.
Ảnh 1, 2 chụp mặt trước và mặt sau của thẻ hoạt động báo chí Đức, nguồn: Wikipidia tiếng Đức.
Tháng 7-2018, tôi có đọc một bài viết về Lê Trung Khoa đăng trên trang mạng MÕ LÀNG. Bạn nào muốn biết rõ hơn về anh ta thì vào link sau:
http://www.molang0205.com/2018/07/ve-thang-mom-long-le-trung-khoa.html
Nguồn: Tre làng