Trang chủ Loa Phường Có cần nhục không, khi 152 khách du lịch Việt Nam “bỏ...

Có cần nhục không, khi 152 khách du lịch Việt Nam “bỏ trốn” để ở lại Đài Loan?

174
0

Vào hai ngày 21 và 23/12/2018, một đoàn du lịch Việt Nam gồm 153 người đã nhập cảnh Đài Loan. Ngày 25/12, 152 người trong đoàn này mất tích, nghi là bỏ trốn để ở lại Đài Loan làm lao động bất hợp pháp. Ngay trong ngày 25/12, trang RTI của Đài Loan, phiên bản tiếng Việt, đã đưa tin rằng Cục Du lịch Đài Loan vừa “thông báo Bộ Ngoại giao Đài Loan ngưng cấp visa cho đoàn Việt Nam”. Trang này cho biết từ năm 2015, Đài Loan bắt đầu thực thi “Chuyên án Quan Hồng”, theo đó nếu một công ty do Cục Du lịch chỉ định xếp tour cho khách từ Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, thì số khách này có thể được cấp visa điện tử vào Đài Loan mà không cần chứng minh tài chính. Trước vụ 152 khách du lịch đồng loạt “bỏ trốn”, đã có 150 khách “bỏ trốn” trong những vụ việc rời rạc suốt 3 năm qua.

Có cần nhục không, khi 152 khách du lịch Việt Nam

Do không viết rõ, mẩu tin trên RTI đã tạo ra một ấn tượng sai lầm, rằng chính phủ Đài Loan đã cấm tất cả người Việt Nam nhập cảnh. Trong thực tế, phía Đài Loan chỉ tạm dừng cấp visa điện tử theo diện “Chuyên án Quan Hồng” cho những người Việt Nam đi du lịch theo tour, còn những phương thức cấp visa khác vẫn hoạt động bình thường như trước.

Do tin đồn trên và tính chất của vụ việc, một phần dư luận, bao gồm đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đã bình luận rằng 152 du khách bỏ trốn đang “làm nhục quốc thể”. Ông Nhưỡng cũng cho rằng các cơ quan quản lý phải chịu trách nhiệm trong vụ việc, vì đã không giáo dục đầy đủ về “lòng tự tôn dân tộc” cho người dân. Cùng lúc đó, các cá nhân chống đối cũng tận dụng vụ việc này để tuyên truyền chống chế độ, chủ yếu theo 2 hướng. Thứ nhất, họ nói rằng chế độ đang khiến đất nước tụt hậu, người dân đói khổ, làm mọi người Việt Nam đều muốn bỏ sang nước ngoài. Thứ hai, họ công kích chính sách xuất khẩu lao động. Chẳng hạn, Cát Linh viết: “Còn những lãnh đạo tìm cách để xuất khẩu người thì gọi là gì? Những người nắm quyền mà không tạo ra công ăn việc làm cho dân để rồi lại tự hào khi xuất khẩu được hàng trăm nghìn người thì gọi là gì?”

Dường như ông Lưu Bình Nhưỡng và Cát Linh đều đang cường điệu hóa vấn đề. Việc người dân nước này di cư đến nước khác để tìm điều kiện sống tốt hơn là một hiện tượng bình thường trong lịch sử. Hầu hết người Mỹ, Canada và Úc hiện nay là con cháu của những người di cư đến từ châu Âu. Toàn bộ dân số ở phía Nam đèo Hải Vân của Việt Nam cũng là con cháu của những người di cư từ miền Bắc. Nếu di cư là làm nhục quốc thể, thì có phải cả châu Mỹ, châu Úc lẫn miền Nam Việt Nam đều sinh ra từ nỗi nhục không? Người Mỹ tự hào vì là con cháu của những người di cư, đó là một góc nhìn mà ông Nhưỡng nên tham khảo.

Trong nhiều trường hợp, hiện tượng di cư không xuất phát từ năng lực quản trị của chính quyền. Trong giới chống Cộng Việt Nam, không ít người ca ngợi thời kỳ Khai sáng ở châu Âu, và ca ngợi nước Anh như là cái nôi của nền dân chủ tư sản. Nhưng có lẽ ít người biết rằng trong nửa cuối thế kỷ 19, khi Đế quốc Anh đang trong thời kỳ cực thịnh, dân số đảo Ireland thuộc Anh đã giảm từ 8 triệu xuống còn 4 triệu. Một triệu người trong số đó chết vì dịch bệnh và các đợt mất mùa, số còn lại di cư sang Mỹ. Ngày nay, tổng số người Mỹ gốc Ireland là 37 triệu, chiếm khoảng 12% dân số Mỹ. Con số này cao gấp hơn 5 lần tổng dân số đảo Ireland hiện nay, là 6,4 triệu dân. Dựa vào những con số vừa kể, ta có thể kết luận rằng trong nửa cuối thế kỷ 19, chính quyền Mỹ đã quản trị quốc gia tốt hơn chính quyền Anh không? Không, bởi người Ireland di cư sang Mỹ vì những thứ ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Anh – như thời tiết, dịch bệnh ở Ireland, và lượng đất đai chưa được khai phá ở Mỹ.

Cuối thế kỷ trước, Việt Nam đã bị tụt hậu khá nhiều so với thế giới vì hậu quả của chiến tranh và nền kinh tế bao cấp. Vì vậy, đương nhiên nhiều người Việt Nam sẽ muốn tìm cơ hội làm việc ở nước ngoài, thông qua di cư hoặc xuất khẩu lao động hợp pháp. Nhưng nhìn vào các số liệu và thực tế xã hội, ta sẽ thấy môi trường kinh tế mở cửa hiện tại đang giúp không ít người Việt thành đạt trên chính quê hương. Vì lý do này, và vì chính phủ hiện tại không thể thay đổi những chuyện đã xảy ra cách đây 65 năm, không thể nói rằng người Việt di cư là do chính phủ quản trị kém.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây