Trang chủ Đối tượng Cặp đôi không hoàn hảo?

Cặp đôi không hoàn hảo?

234
0

Tôi không biết trong vở kịch với cái tên “Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992” của nhóm mà chúng ta quen gọi là 72 nhân sỹ trí thức thì Ông Nguyễn Quang A và Tiến sỹ Nguyễn Đình Lộc (Nguyên Bộ trưởng Tư pháp) có phải cặp đôi chơi trò “tung – hứng”. Sự ăn ý và đồng điệu với nhau giữa hai cọn người này khiến người ta cũng phải ngỡ ngàng. Phải chăng chính vì cùng quan tâm đến việc sửa đổi Hiến pháp mà tâm hồn giữa hai ông trở nên đồng điệu và thành những người tri kỷ của nhau lúc nào không hay. Và cũng chính vì hoạt động tích cực của hai nhân vật này nên có thời điểm các phương tiện truyền thông đã nhận định một cách cảm tính rằng: “Việt Nam gia tăng áp lực lên những người khởi xướng kiến nghị sửa đổi Hiến pháp”.

Nhưng đó là câu chuyện của thời xưa cũ. Thời cuộc nay không như vậy nữa Ông Lộc và Ông A đã thực sự là những con người không có điểm chung nào. Có chăng họ cùng mang học vị Tiến sỹ. Mọi chuyện vỡ lẽ ra khi Đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn Phỏng vấn Cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vào hôm 22/03/2013 mà nội dung chính đề cập đến việc Ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do 72 nhân sỹ, trí thức khởi xướng vào ngày 17/01/2013 và về việc Ông làm Trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị cho Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp vào ngày 04/02/2013. Trong đoạn băng ghi hình cuôc phỏng vấn thực sư làm cho công luận nhận thức được nhiều điều mới mẻ. Ông Nguyễn Đình Lộc, một trong 72 người ký tên vào bản kiến nghị nói rằng Ông không hề tham gia soạn thảo bản kiến nghị đó cũng như bản dự thảo Hiến pháp mà các nhân sỹ trí thức đề nghị.

CẶP ĐÔI KHÔNG HOÀN HẢO?

CẶP ĐÔI QUANG A – ĐÌNH LỘC

Đây không phải lần đầu tiên mà Đài truyền hình Việt Nam phanh phui ra cái gọi là ký tên kiến nghị sửa đổi Hiến pháp theo bản dự thảo Hiến pháp mà tôi đang đề cập như nội dung phản ánh trên chương trình thời sự về việc ngụy tạo chữ ký của nhưng cá nhân ở hai tỉnh Thái Bình và Hà Tĩnh (Chi tiết được phản ánh qua:http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2013/03/hot-hot-nhan-si-tri-thuc-72-bi-ban-choi.html) đã làm cho không ít người hoài nghi, đặt dấu hỏi lớn về tính trung thực, khách quan của hành động được nhân danh từ lòng yêu nước và ý thức công dân này. Và đến nay, mọi mưu đồ đều thực sự sụp đổ khi chính những người trong cuộc, những người đi đầu trong “hành động nghĩa hiệp” này.

Chắc hẳn ai trong chúng ta đều có những phân vân trước những hành động của một nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, một người biết đến là “thẳng thắn” và “nảy lửa” trên diễn đàn Quốc hội với những vấn đề chính ông quan tâm. Sự nhiệt tâm, chân thành của ông đã được bạn bè, đồng nghiệp ghi nhận và tôn trọng. Sự nhiệt tình, năng nổ của một người có nhiều kiến thức và có kinh nghiệm về vấn đề Lập pháp là một dấu hiệu đáng mừng, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang muốn tập trung trí lực để cho ra đời một bản Hiến pháp phù hợp, phục vụ cho lộ trình đi lên của đất nước. Nhưng thật đáng buồn, đáng thương cho hành động có phần vội vàng của chính mình. Ông đã tự cho những người khác sử dụng tên tuổi của mình như một cái “bệ đỡ” để đánh bóng cho hành động của  mình. Suy cho cùng ông cũng chỉ là nạn nhân trong chính hành động của mình.

Và như một quy luật tất yếu, ông đã phải trả giá cho chính những sai lầm đó. Nói như tác giả LâmTrực@ trênhttp://trelangblogspotcom.blogspot.com/2013/03/ong-nguyen-inh-loc-bat-au-ngam-on-tu.html là Ông Nguyễn Đình Lộc bắt đầu ngấm đòn từ “dân chủ”. Nhưng nói về Tiến sỹ Lộc mà không nói đến Tiến sỹ A thì nghe có vẻ không công bằng cho lắm bởi từ lâu họ đã trở thành những người cùng “chiến tuyến”, cùng hướng vào một mối quan tâm chung. Nhưng có vẻ khi Ông Lộc lên đài để công bố thực chất của việc ký tên Kiến nghị, bản dự thảo Hiến pháp mới thì mối quan hệ giữa hai ông mới được phơi bày. Họ không thực sư “chiến hữu” như mọi người vẫn tưởng. Họ chỉ là những người bạn trong những “phi vụ” khi nó có những tín hiệu tốt. Họ sẵn sàng quay lưng và “nhổ toẹt” vào nhau khi những phi vụ không “xuôi chèo mát mái”. Trong trường hợp này Ông Lộc lại có một vai diện cực kỳ mới (“Kẻ phản bội”) và Ông A lại đoạn diễn xuất chúng với những cao trào thực sự – Ông đã lên án một cách mạnh mẽ hành động “phủ nhận sạch trơn” và dồn hết trách nhiệm cho những người còn lại của Ông Lộc. Nếu ai đã xem diện mạo Ông Lộc qua đoạn Ông A là “diễn viên chính” thì e rằng cũng hơi buồn. Những điều xấu nhất đều đổ dồn lên con người trong thời điểm nhất định có những đóng góp quan trọng cho đất nước. Khi bình tĩnh lại chúng ta mới có được một cái nhìn toàn cục. Ông Lộc không xấu như “lời độc thoại” của Ông A trên RFI. Ông Lộc đang thể hiện bản lĩnh và nhân cách của một trí thức thực sự. Ông dám làm, dám chịu và cũng sẵn sàng biện minh cho mình khi danh tiếng bị “đe dọa”.

Còn Ông Tiến sỹ A???? Mọi sự lên tiếng của Ông vào lúc này e đã quá muộn. Hay chăng ông đang cố níu kéo uy tín của mình và đám bạn “chiến hữu” trước viễn cảnh xấu. Rồi đây, trước những cơn sóng của dư luận dành cho Bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và ký tên ủng hộ không còn cặp đôi “Lộc – A”, Ông A phải tự chèo lấy con thuyền đang dần chìm trong khi khoảng cách vào bờ còn rất xa.

Thương lắm Tiến sỹ A!

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây