Tại Hội nghị tổng kết công phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 – 2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo “sắp tới lò sẽ nóng để phòng chống tham nhũng tư tưởng, chính trị”. Điều này là vấn đề cốt yếu để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ trước tình trạng suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, đặc biệt để góp phần ngăn chặn một số đối tượng suy thoái đã lợi dụng truyền thông, báo chí, mạng xã hội đến mức ảo tưởng sức mạnh quyền lực thứ 4 để tác oai, tác quái trong một thời gian dài qua.
Việc cơ quan chức năng đã khởi tố, bắt tạm giam Phạm Đoan Trang là tín hiệu mở màn, Phạm Đoan Trang sinh ra trong gia đình trí thức Hà Nội, các anh chị đều thành đạt với nghề nghiệp của mình. Bản thân vốn là học sinh trường Amsterdam, Đại học Ngoại thương – đều là những ngôi trường tiếng tăm của Hà Nội. Ra trường được vào làm nhiều tòa báo nổi tiếng như VnExpress, VTC, Vietnamnet, Pháp luật TP Hồ Chí Minh…Vậy mà từ phút bốc đồng tham gia biểu tình chống Trung Quốc, bị đệ tử bang nhóm Việt tân khi đó như Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng đám No-U Hà Nội dắt mối, Đoan Trang chính thức “liên can” đến Việt Tân và dần dần trở thành “nhà đấu tranh dân chủ chuyên nghiệp” được VOICE-Việt tân đầu tư, đào tạo bài bản cùng hậu thuẫn cả tài chính và lực lượng không giới hạn. Bởi vậy, cũng như hàng chục “nhà dân chủ” lớn mặt khác, cái kết tất yếu cho Phạm Đoan Trang là nhà tù. Cùng chúng tôi điểm lại chặng đường gần chục năm “đấu tranh dân chủ” của Phạm Đoan Trang từ vụ “phong trào NO-U” và “Nhật ký yêu nước”, “Tuyên bố 258”, “Vì Một Hà Nội xanh”, “Hiến chương 2015”, cho đến “Nhà xuất bản Tự do” gắn bó với vai trò sáng lập, tổ chức, điều hành cùng với các “ảo vọng” nối tiếp liên tục thất bại của Phạm Đoan Trang.
Và ngày hôm nay đến lượt Trương Châu Hữu Danh-cựu nhà báo kiêm “nhà dân chủ mạng”, đã bị công an nhốt vì “Lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo Điều 331 Bộ luật hình sự. Việc bắt Trương Châu Hữu Danh, tuy hơi khá muộn, để người này tung hoành trên mạng xã hội quá lâu, đến mức ảo tưởng là muốn làm gì thì làm, bất khả xâm phạm. Người này đã làm qua nhiều báo, đến cơ quan nào cũng phải ra đi, vì viết quá ẩu, liều, quy chụp, không có bằng chứng, báo vừa ra, đơn kiện đã tới tấp bay đến. Không ai cấm công dân lên án về tiêu cực, nhưng việc lên án cần phải đủ bằng chứng và sự thật, pháp luật không cho phép một ai có quyền xâm hại lợi ích cá nhân người khác. Trương Châu Hữu Danh từng quậy phá các trạm BOT từ bắc chí nam, viết đơm đặt điều nhiều tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước. Nhận các vụ đánh đấm truyền thông để kiếm tiền, nếu như nạn nhân không xì tiền ra thì chúng sẽ dùng truyền thông đánh đấm.Vụ trường đại học Tôn Đức Thắng không phải ngẫu nhiên mà Danh và Hoàn lẫn Huy Đức bảo vệ ông hiệu trưởng, và tấn công vào quyết định của tổng liên đoàn Lao Động, những màn đánh đấm của Danh thì chỉ dành cho những người bị danh nắm thóp hoặc dính chàm. Những doanh nghiệp hay các tổ chức trong sạch họ chả sợ gì Danh đâu. Đã có rất nhiều đơn thư của các tổ chức cá nhân, cũng như nhiều doanh nghiệp gửi đơn tới cơ quan công an để tố cáo Danh và đồng bọn.
Trương Châu Hữu Danh nhập kho thì Bạch Hoàn cũng sẽ là tầm ngắm và đến lượt San Vẩu cũng không ngoại lệ. Ở Nghệ An thời gian qua cũng có một số nhân vật cũng hùa theo giọng điệu của Hữu Danh, Bạch Hoàn, San Vẩu – đều có chung một đặc điểm là ra vẻ ta đây tích cực chống tham nhũng, tiêu cực,khi kéo được lượng fan khá đông . Thì bắt đầu lộ nguyên hình đánh đấm kiếm tiền, nếu không nói là sặc sụa mùi tiền, cũng khiến nhiều kẻ rợn gáy. Tuy nhiên việc “bơm” thông tin “thả thính” đứng đằng sau đó là ai cũng đang được dần hé lộ sáng. Theo chỉ đạo của cụ Tổng sẽ “đốt lò” trên lĩnh vực tham nhũng tư tưởng, chính trị, cơ quan chức năng từ trung ương tới địa phương đang triển khai thu thập chứng cứ, củng cố hồ sơ, trong thời gian tới (khả năng trước tết nguyên tiêu) sẽ có kẻ xộ khám.
Nguyễn Thị Lý
Nguồn: Nghệ An thời báo