Bùi Thanh Hiếu
Mới đây, trên trang cá nhân, Bùi Thanh Hiếu (Hiếu “gió”) đã có một bài than thở khá dài về tình trạng của bản thân trong bối cảnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở Đức và các nước châu Âu.
Trên trang cá nhân của mình, Hiếu “gió” than thở rằng, cơn dịch đã hoành hành gần một năm và đến giờ thì nước Đức, cũng như cả châu Âu đã thực sự “ngấm đòn”. Hiếu “gió” viết: Trước kia chưa có dịch, tôi kiếm đều đặn mỗi tháng 10 nghìn euro. 5 nghìn euro là lợi nhuận từ 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ, 5 nghìn euro còn lại là từ việc buôn đồng hồ và hàng hoá gia dụng. Quanh đi, quanh lại một năm có gần 100 nghìn, lại mở được một tiệm gì đó”.
Ấy thế nhưng, do dịch trỗi lại, lệnh chống dịch khắt khe, tất cả cơ sở dịch vụ đều đóng cửa. Tôi cảm thấy túi tiền của mình đã eo hẹp hơn. Một tiệm ăn chung vốn từ tháng 11 năm 2019, vừa thi công xong thì dịch đến, nó lay lắt từ đó đến giờ và có lẽ nó sẽ chết đi, mang theo môt món tiền khá lớn. Nếu đà này, hai chỗ chung vốn nữa cũng sẽ cùng số phận.
Và rồi, Hiếu “gió” đã từng hy vọng dịch sẽ qua, thế nhưng “giờ thì cầm chắc là mất hết hẳn”. Ngay cản việc trông chờ vào buôn đồ gia dụng gửi về Việt Nam cũng hết bởi vì tỷ giá euro tăng. Vậy là, “chắc rồi tới đây bán 2 cái xe đi lấy tiền sống và nuôi thêm mấy tháng chỗ khác. Chờ đợi phép màu có thuốc tiêm đại trà. Nhưng nghe nói để tiêm thuốc phòng hết cho người Đức, cũng phải mất cả năm trời…”.
Một “anh hùng bàn phím” như Hiếu “gió” mà giờ đây cũng phải than thở về tình trạng bi đát tại trời Âu. Sang Đức theo diện tỵ nạn bởi sự bảo trợ của chính phủ Đức, tưởng đâu Hiếu “gió” sẽ có cuộc sống sung túc, ai ngờ chàng “zân chủ” ngày nào phải buôn xoong nồi để kiếm sống. Giờ đây, khi dịch COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát, khi miếng cơm manh áo bị đe dọa, gã cũng phải than thở về cuộc sống thật của mình.
Những lời than thở của Hiếu “gió” đã giúp chúng ta hiểu được phần nào tình hình dịch bệnh tại nước Đức và châu Âu. Mới đây, Đại sứ Ngô Thị Hòa – người kết thúc nhiệm kỳ tại Hà Lan vào cuối tháng 3 năm nay đã có những chia sẻ về những ngày dịch bệnh căng thẳng ở châu Âu. Bà Hòa chia sẻ rằng, ngày trở về, tôi đi đường bộ 600km tới Frankfurt từ 4h sáng. Dọc đường vắng tanh, tôi có cảm giác như châu Âu bị ngưng đọng lại. Không có cửa hàng nào còn mở.
Đại sứ Ngô Thị Hòa cũng chia sẻ thêm rằng, khi dịch bệnh bùng phát, châu Âu được đánh giá tương đối an toàn, người dân nhìn thấy người châu Á mang khẩu trang thì khá kỳ thị, họ nghĩ rằng dịch bệnh sẽ chỉ xảy ra ở các nước kém phát triển hơn. Thế nhưng khi dịch bệnh bùng phát ở Italia rồi lan rất nhanh ở các nước, châu Âu gần như vỡ trận.
Tình hình châu Âu có lẽ càng trở nên cấp bách hơn khi mới đây, Thụy Điển là quốc gia tiếp theo sau Anh, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Pháp, Italia, Hà Lan phát hiện ca mắc COVID-19 mới là biến thể nguy hiểm của virus SAR-CoV-2. Các nhà khoa học nhận định, biến thể mới virus SAR-CoV-2 có khả năng lây truyền cao hơn khoảng 40% đến 70% so với chủng ban đầu.
Với những diễn biến dịch bệnh phức tạp tại châu Âu có lẽ tình trạng bi đạt của anh “Gió” còn sẽ kéo dài nhiều ngày tới, nhất là trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Âu đã có những biện pháp kiểm soát, phong tỏa nghiêm ngặt.
Thế mới thấy rằng, trong khi cả châu Âu và nhiều nước trên thế giới phải gồng mình chống dịch, người dân bị hạn chế đi lại, tập trung đông người thì chúng ta vẫn có được một cuộc sống bình thường, đó là điều quá hạnh phúc. Tuy nhiên, dù thế nào chúng ta cũng không được chủ quan bởi nguy cơ dịch bệnh có thể xuất hiện bất cứ khi nào. Công tác kiểm soát người nhập cảnh phải được tiến hành một cách chặt chẽ nhất. Đặc biệt, phải xử lý thật nghiêm những người nhập cảnh trái phép và những người tiếp tay cho những kẻ nhập cảnh trái phép. Có như vậy, chúng ta mới được an toàn để chuẩn bị đón chào năm mới.
Việt Nguyễn
Nguồn: Bản tin Dân chủ