Kể từ khi có thông tin vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật của ông Nguyễn Đức Chung được báo chí đăng công khai thì trên hàng loạt trang “lề dân” và facebook của giới zân chủ, ba que được dịp nhộn nhịp “mổ xẻ” theo kiểu, đây là sự “thỏa hiệp để ông Chung tiếp tục im lặng”, là việc cơ quan chức năng đang muốn che giấu tranh chấp trong nội bộ Đảng trước Đại hội và không muốn các bí mật bị phanh phui. Họ còn so sánh với những vụ làm lộ bí mật Nhà nước khác như vụ án Dương Chí Dũng, vụ án Thủ Thiêm để thấy “pháp luật chỉ là khẩu hiệu”, là chiêu trò chạy tội của các quan chức Việt Nam…
Có lẽ thấy mạng Internet sôi động thông tin xuyên tạc, bịa đặt về vụ xử kín của phiên tòa này, vị Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó Chánh án tòa Hình sự TAND TP Hà Nội công bố xuất phát từ yêu cầu “để đảm bảo các nội dung liên quan đến bí mật nhà nước, nhưng phần tuyên án sẽ diễn ra công khai, Phóng viên báo chí được phép dự đưa tin tuyên án”. Ông Toàn giải thích thêm, không chỉ riêng vụ án này, trước đây nhiều vụ án đã được xét xử kín để đảm bảo bí mật Nhà nước hoặc vì lý do nhân đạo.
Theo luật sư Diệp Năng Bình, trong các phiên tòa xét xử kín chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng do Hội đồng xét xử triệu tập nếu xét thấy cần thiết. Còn lại, không một ai khác được ở lại phòng xét xử để theo dõi diễn biến phiên tòa, kể cả nhà báo hay người thân của bị cáo, đương sự…
Việc xử kín này được quy định rõ tại Điều 103 Hiến pháp năm 2013 về nguyên tắc xét xử: “Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”. Theo đó, những trường hợp được xét xử kín thông thường là những vụ án cần giữ bí mật nhà nước, những vụ án xâm hại tình dục… Đặc biệt là những vụ án mà nạn nhân là trẻ em, người chưa thành niên thường được xét xử kín, tránh gây áp lực tâm lý cho nạn nhân.
Trước đó, một vụ án được xét xử kín, đó là phiên xử Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”, SN 1975, trú TP Đà Nẵng), Phan Hữu Tuấn (SN 1955, trú quận Tây Hồ, TP Hà Nội, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an, đã nghỉ hưu) và Nguyễn Hữu Bách (SN 1963, trú quận Hoàng Mai, TP Hà Nội, nguyên cán bộ Bộ Công an) diễn ra trong năm 2018. Các bị cáo bị truy tố cùng về tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước. Trong vụ án này, để đảm bảo các nội dung về bí mật nhà nước, phiên tòa cũng được xét xử kín. Truyền thông báo chí chỉ được tác nghiệp trong quá trình tuyên án.
Qua đó có thể thấy, việc quyết định xử kín với vụ án Chiếm đoạt tài liệu mật lần này không phải là ngoại lệ, không có gì là khuất tất như những kẻ ngày đêm rình mò xuyên tạc, chống phá đơm đặt. Bản thân tên gọi vụ án, điều luật kết tội đã nói lên yêu cầu phải xử kín để bảo vệ bí mật Nhà nước, bản thân tài liệu bị chiếm đoạt đang nằm trong vụ án đang bị điều tra, kẻ phạm tội đang bị truy nã.
Trước đó, việc ông Nguyễn Đức Chung bị bắt, xử lý cũng có hàng trăm bài viết, clip giới “truyền thông lề dân” trên mạng đua nhau “khẳng định” rằng đây là màn đấu đá trong nội bộ, thanh trừng phe nhóm trong nội bộ Đảng trước Đại hội XIII, rằng ông Chung là ứng cứ viên cho vị trí Bộ trưởng Bộ Công an nên bị “băng nhóm” trong Đảng triệt hạ. Đến khi có báo điện tử do tay biên soạn tin tức biên nhầm thông tin ông Chung có tiền sử bệnh ung thư thành “tiền sử bệnh tâm thần” là tình tiết giảm nhẹ bản án, dù ngay lập tức báo đó sửa chữa những Nguyễn Lân Thắng nhanh tay chộp được, thế là các cơ quan truyền thông “quốc tế” và đám zân chủ như “bắt được vàng”, xuyên tạc đủ kiểu rằng cán bộ cấp cao của Đảng “toàn có tiền sử tâm thần”, rằng đây là chiêu trò thoát tội của quan chức Đảng CSVN, đây là lỗ hổng của pháp luật …
Qua đó cho thấy, bất cứ quan chức cấp cao nào của Đảng, Nhà nước bị bắt, xử lý hoặc bị nhiễm CoVid-19 cũng đều trở thành chủ đề cho đám tự nhận “truyền thông lề dân”, “đấu tranh dân chủ”, “truyền thông quốc tế” xâu xé, đơm đặt hòng chống phá Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân bằng sự gieo rắc hoài nghi, thuyết âm mưu, bịa đặt này.
Nguồn: Loa phường