Trang chủ Luận bàn - Phản biện Cái bắt tay giữa Thẩm phán Trương Việt Toàn và ông Nguyễn...

Cái bắt tay giữa Thẩm phán Trương Việt Toàn và ông Nguyễn Đức Chung

158
0

Dư luận những ngày qua đang bàn tán xôn xao quanh “cái bắt tay” của Thẩm phán Trương Việt Toàn với ông Nguyễn Đức Chung sau phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Hà Nội về tội “chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường. Chớp lấy “thời cơ” này các trang Việt Tân, Nhật ký yêu nước, Bùi Thanh Hiếu, Sơn Long, Trịnh Vĩnh Phúc… liên tục đưa ra những bình luận, phán xét rằng “việc thẩm phán bắt tay với bị cáo sau phiên tòa cho thấy sự không khách quan”; rồi đặt câu hỏi dẫn dắt dư luận “vì sao ông Nguyễn Đức Chung chịu hình phạt dưới khung quy định?”; “liệu phiên tòa có xét xử công bằng?”…

Cái bắt tay giữa Thẩm phán Trương Việt Toàn và ông Nguyễn Đức Chung
“Cái bắt tay” của Thẩm phán Trương Việt Toàn với ông Nguyễn Đức Chung

Là một luật sư nên trước khi nói về vấn đề gì tôi thường căn cứ theo luật để nói và phân tích đúng sai chứ không chạy theo dư luận, cảm xúc để đánh giá. Và sự việc này cũng không ngoại lệ!

Căn cứ theo Quyết định 87 “về bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của thấn phán”, trong đó có Khoản 2, Điều 10, chương 3 có quy định những điều Thẩm phán không được làm, thì không hề cấm thẩm pháp bắt tay với bị cáo/người phạm tội cả trong và sau khi kết thúc phiên toà. Có thể thấy hành động của Thẩm phán Trương Việt Toàn là không sai. Đó là ở góc độ pháp luật, còn về ý kiến cá nhân, cái bắt tay của ông Toàn với ông Nguyễn Đức Chung chẳng đáng để dư luận phải bàn tán, phản ứng gay gắt những ngày qua như vậy. Bởi lẽ, hành động này không diễn ra trước hay trong mà được diễn ra sau phiên tòa, khi bản án đã khép lại, giờ đây cái bắt tay của ông Thẩm phán Toàn không còn liên quan gì đến phiên tòa nữa.

Một số người lên án cái bắt tay giữa Thẩm phán với bị cáo, riêng tôi lại có cái nhìn tích cực về tấm hình trên. Hành động bắt tay của Thẩm phán Trương Việt Toàn là một điều bình thường, thể hiện mối quan hệ giữa người với người (vì phạm nhân cũng là con người). Đừng bắt Hội đồng xét xử như cỗ máy quá mọi người ạ, tòa án cũng chẳng phải nơi lạnh lẽo chỉ để đưa ra hình phạt, hay những lời kết tội. Suy cho cùng, việc các phiên tòa hướng tới chẳng phải là để giáo dục, răn đe, giúp những con người lầm đường lạc lối thừa nhận cái sai, hối hận vì những điều mà họ đã làm và quyết tâm sửa sai, làm lại cuộc đời hay sao? Sau tất cả, tội đã đền, công tư phân minh, công việc xong xuôi vẫn còn tình nghĩa, không vì cái bắt tay, vỗ vai, môt lời hỏi thăm mà đánh đồng phiên tòa không công bằng được. Pháp luật Việt Nam đúng là thượng tôn, nhưng tính nhân văn cũng chẳng thể thiếu! Con người ta đâu phải lúc nào dùng luật pháp cũng có thể giải quyết được vấn đề, từ bao đời nay nhân tâm mới là cách để chúng ta thu phục lòng người hiệu quả nhất!

Cái bắt tay giữa Thẩm phán Trương Việt Toàn và ông Nguyễn Đức Chung
Trước đây, sau phiên xử Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Oceanbank), thẩm phán Trương Việt Toàn cũng từng bắt tay, động viên bị cáo Thắm cải tạo tốt.

Còn nói về bản án 5 năm tù đã được tòa tuyên cho ông Nguyễn Đức Chung về hành vi “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. Đây là bản án hợp tình, hợp lý, tương xứng với tính chất vụ án cũng như những công và tội mà ông cựu Chủ tịch Hà Nội đã gây ra. Thế nhưng, có thể thấy, với một số đối tượng lợi dụng dân chủ thì nặng hay nhẹ, đúng sai không dựa vào bất cứ luật lệ nào mà chỉ dựa vào sự yêu và ghét mà thôi. Cũng nên nhớ rằng, đây chỉ là một trong ba vụ án mà Bộ Công an đang điều tra về ông Nguyễn Đức Chung. Ngoài ra, ông cựu Chủ tịch Hà Nội còn liên quan đến vụ án “Buôn lậu”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội và một số đơn vị liên quan và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại TP Hà Nội.

Theo Quyết định 87 “về bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán”, trong đó có Khoản 2, Điều 10, chương 3 có quy định những điều Thẩm phán không được làm, bao gồm:

(1) Những việc pháp luật quy định công dân không được làm;

(2) Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ việc không đúng quy định của pháp luật;

(3) Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ việc;

(4) Mang hồ sơ vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;

(5) Tiếp xúc bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định;

(6) Sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng;

(7) Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực;

(8) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác của mình, của cán bộ, công chức thuộc Tòa án và các cơ quan liên quan khác;

(9) Tiết lộ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Vân Phong

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây