Ngày 15/11/2020, 10 nước ASEAN và 5 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sau 8 năm đàm phán. Một ngày trước khi Trung Quốc ký kết Hiệp định, tờ Hoàn cầu Thời báo của nước này đã đăng một bài bình luận cho rằng “RCEP sẽ chấm dứt quyền bá chủ của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương”. Hôm sau, tờ New York Times của Mỹ cũng đăng bài có tựa đề “Hiệp định do Trung Quốc dẫn dắt được ký kết, một thách thức với Hoa Kỳ”. Vì các nhóm chống Nhà nước Việt Nam lệ thuộc nhiều vào việc khai thác xung đột Mỹ-Trung và Việt-Trung, trong tuần qua, họ đã dành nhiều giấy bút để bình luận về sự kiện này.
Nhiều người trong số họ, như Phạm Đình Trọng và Tường An, đã tỏ ra lo lắng khi RCEP không có các điều khoản về nhân quyền như các FTA đời mới:
Sự lo lắng của họ không phải là tình cờ. Khoảng 10 năm nay, giới chống Cộng đã kỳ vọng rằng những điều khoảng về nhân quyền trong TPP và EVFTA sẽ buộc Nhà nước Việt Nam phải nhượng bộ trong vấn đề quyền tự do hội họp. Nhờ những nhượng bộ đó, các nhóm chống Cộng sẽ được tự do hoạt động trong nước, dưới vỏ bọc của các công đoàn độc lập hoặc các cuộc biểu tình vì yêu sách dân sinh. Nhưng Mỹ rút khỏi TPP, và RCEP xuất hiện để cạnh tranh với EVFTA, thì áp lực về nhân quyền từ EVFTA sẽ giảm hẳn, đến mức có thể chỉ còn trên danh nghĩa. Trong trường hợp đó, giới chống Cộng sẽ không thu được thành quả gì sau 10 năm cần mẫn dàn dựng các công đoàn độc lập và các phong trào dân sinh.
Dù sao đi nữa, những công đoàn tồn tại nhờ tiền tài trợ từ nước ngoài, thay vì nhờ đóng góp của người lao động trong nước, cũng thiếu cả tính chính đáng lẫn sức bền. Thay vì trách Donald Trump làm mình mất chỗ dựa, giới chống Cộng hải ngoại nên tự trách mình đã dựa quá nhiều vào Mỹ.
Nguồn: Loa phường