Trang chủ Đối tượng Những luận điệu của Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh về phát biểu...

Những luận điệu của Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh về phát biểu của một ĐBQH

175
0

Những luận điệu của Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh về phát biểu của một ĐBQH

Tại buổi thảo luận Dự án “Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở” diễn ra tại Hội trường Quốc hội sáng 17/11/2020, anh Sùng Thìn Cò đã phát biểu:  “Xin lỗi đồng chí Bộ trưởng, lực lượng công an quá đông”. Câu nói này của anh ngay lập tức được BBC sử dụng làm mồi để tổ chức “Hội thảo” lấy ý kiến và sau đó đăng bài với tựa: “Khi Đại biểu Quốc hội VN xin lỗi và nói rằng Công an đông quá” để tuyên truyền cho cái gọi là “Cải tổ thể chế”, phi chính trị lực lượng vũ trang, kêu gọi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

Một trong số người được BBC “mượn mồm” là Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) và để tăng thêm mức độ tin tưởng của người đọc, BBC giới thiệu Nguyễn Hữu Vinh với vai trò là “cựu Thiếu tá An ninh”, “từng có nhiều năm làm việc tại Bộ Công an”. Trò mèo này không hề lạ với đa số người Việt, nhưng vẫn lừa được nhiều kẻ lười đọc, hợm mình. Về bản chất, đây là thủ đoạn “Trét cứt vào mồm miệng Nguyễn Hữu Vinh”, bởi trong bài viết không hề thấy có câu hỏi nào dành cho Vinh Ba Sàm. Nhwung thôi, hãy tạm tin, những câu đó là của Nguyễn Hữu Vinh và chúng ta thấy gì ở đó?

Thứ nhất, Vinh tung hô ĐBQH (Anh Sùng Thìn Cò) vì “dám” nói thẳng ra điều mà Vinh cho rằng, trước đó không ai dám động đến. Vinh nói: “Theo tôi, việc một đại biểu quốc hội nêu vấn đề ngành Công an “đông quá”, rồi báo chí đăng lên, rõ là một chuyện hiếm có. Xưa nay, mặc định đây là ngành hầu như không được bàn sâu tới những bất hợp lý bên trong nó, từ khâu đào tạo, tổ chức bộ máy, ngân sách, cho tới công tác nghiệp vụ. Trong khi các ngành khác như giáo dục, y tế, nông nghiệp v.v.. thì luôn được đem ra mổ xẻ trên báo chí, quốc hội. Vậy thì làm sao có thể giúp cho nó sửa chữa những bất hợp lý bên trong, thậm chí là phải có một cuộc cải cách. Bộ máy “bóp” chỗ này “phình” chỗ kia; hoạt động thì kín bưng; quyền lực thì quá lớn, v.v.. dễ thấy hậu quả sẽ như thế nào” và “Mong là cũng từ những chất vấn gần đây của đại biểu quốc hội với ngành công an, sẽ dần có được nhiều tiếng nói mạnh dạn hơn, mới giúp cho ngành này giảm bớt tiêu cực, nâng cao hiệu quả công tác.”.

Đây chính là chiêu “bôi mỡ lên đối tượng cho kiến đốt”. Đối tượng mà Vinh nhắm đến ở đây là ngành công an.

Thật đáng tiếc, Nguyễn Hữu Vinh cũng từng là một cán bộ công an, nhưng vì không chịu rèn luyện tu tỉnh, nên từ chỗ là một người tử tế, dần dần biến chất thành một kẻ Ba Sàm và vi phạm pháp luật, rồi quay lại “cắn lại ngành công an”. Nói ngay, chế độ nào cũng thế, công an luôn là lực lượng mà bất kể đảng cầm quyền nào cũng tin tưởng, coi đó là lực lượng căn cốt nhất bảo vệ chế độ (Mỹ hay châu Âu cũng vậy, có khác là khác về cơ cấu tổ chức bộ máy mà thôi) và vì thế họ được tin tưởng trao nhiều trọng trách. Lịch sử từ 1945 đến nay, ngành công an chưa bao giờ làm cho người dân thất vọng. Chưa có một thế lực thù địch nào có thể lật đổ được chế độ này dù chúng có sự tiếp tay của ngoại bang, tiến hành hàng trăm hàng vạn kế hoạch lật đổ. Kết quả ấy ngoài việc chứng minh lòng trung thành của lực lượng này với chế độ thì còn chứng minh bản lĩnh, trình độ nghiệp vụ và cả sự hy sinh lớn lao của họ nữa. Vậy nên, đừng kêu “Bộ máy “bóp” chỗ này “phình” chỗ kia; hoạt động thì kín bưng; quyền lực thì quá lớn”.

Về quân số, ngay cả anh Sùng Thìn Cò cũng chỉ phát biểu cảm tính, không có cơ sở, thiếu số liệu chứng minh. Đừng kêu “đông quá” vì công an Việt Nam khác với công an nước khác. Công an Việt Nam ngoài lực lượng an ninh, tình báo và cảnh sát điều tra, cảnh sát hình sự thì còn có cả cảnh sát trại giam, cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn. Nếu là ở nước ngoài, cảnh sát trại giam và cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn sẽ thuộc biên chế ngành khác. Nếu bỏ 2 lực lượng này đi thì biên chế ngành công an còn quá ít. Đó là chưa kể tình hình thực tế về các hoạt động tội phạm, các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia khác đòi hỏi phải có nhân lực. Sơ sơ như thế để thấy những ai kêu ca quân số ngành công an “đông quá” là phát biểu thiếu cơ sở.

Còn về quyền lực. Vinh kêu quyền lực “quá lớn”. Ngành công an hoạt động theo luật mà luật được Quốc hội xây dựng và ban hành, có điều nào cho thấy quyền lực công an quá lớn không? Hỏi tức đã trả lời.

Nguyễn Hữu Vinh kêu “hoạt động thì kín như bưng”. Đơn giản là ngoài những hoạt động có tính chất hành chính cần được công khai ra thì lực lượng công an còn có những hoạt động bí mật. Vinh từng ở trong ngành nhẽ phải hiểu rõ điều này mới đúng. Chưa hiểu thì hỏi CIA hay FBI của Mỹ thì biết.

Thứ hai, Nguyễn Hữu Vinh mượn câu nói của anh Sùng Thìn Cò để lu loa với thế giới rằng, thực tế ở Việt Nam không hề có thế lực thù địch. Việc ngành công an nói về thế lực thù địch là “báo động giả”. 

Vinh nói: “Chính qua báo chí, qua phát ngôn của nhiều vị lãnh đạo cho thấy dường như “các thế lực thù địch” đang hoạt động ghê gớm lắm, mất chế độ đến nơi. Rồi cứ lúc nào cũng Việt Tân … Việt Tân”, hay “Chuyện “an ninh chính trị” cũng vậy, đánh giá quá mức mối nguy hiểm của “các thế lực thù địch”, tới độ như “báo động giả” cũng rất nguy hiểm. Cuộc sống của người dân, của giới trí thức tinh hoa có thể bị kiểm soát quá mức cần thiết, dẫn đến tâm lý bất an, bất mãn, kìm hãm phát triển trí sáng tạo v.v..”. 

Từ những nhận định sai lầm đó, Nguyễn Hữu Vinh kêu gọi “cải tổ thể chế, chính trị và cả tư tưởng”: “Theo tôi đây vẫn là câu hỏi quá lớn, mà hễ động tới nó, người ta lại dễ nghĩ tới vai trò của Đảng. Trong lúc vẫn khăng khăng một chính thể mô hình một đảng như hiện nay, thì việc đầu tiên vẫn là phải mở rộng quyền tự do dân chủ, “cởi trói” cho tư tưởng, tinh thần của dân như đã từng làm từ 30 năm trước (rồi lại vội “trói” trở lại). Vai trò của ngành công an ở đây quan trọng nhất”.

Đến đây, hẳn bạn đọc đã nhận ra bản chất của Nguyễn Hữu Vinh. Cái đuôi cáo đã lòi ra. Nói trời, nói biển nhưng cuối cùng thì vẫn là kêu gọi đa đảng. 

Ong Bắp Cày

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây