Ngày nhà giáo Việt Nam là một ngày kỉ niệm được tổ chức hàng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày nhà giáo, ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.
Với ngày này, là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy cô giáo. Hơn nữa, Ngày 20/11 hàng năm còn giống như một ngày hội truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, với truyền thống hiếu học và tôn sự trọng đạo. Cho nên, đây là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Thế nhưng, ở một nơi nào đó, có những người đã từng làm thầy giáo lại cảm thấy muốn ngày 20/11 trôi qua thật nhanh vì ngày này cũng thật đáng quên khi họ không còn xứng đáng. Và người “thầy giáo” mà bài viết muốn chia sẻ đó chính là Nguyễn Năng Tĩnh – một người thầy biến chất đang cảm thấy thật tội lỗi, lẻ loi tron ngày mà lẽ ra anh ta cũng giống như những người đồng nghiệp khắp mọi miền Tổ quốc, được hưởng thụ những phút giây hạnh phúc, đón nhận cái “Tết” thứ 2 trong năm từ những người học trò của mình.
Nguyễn Năng Tĩnh
Với những tội lỗi đã gây ra, có lẽ năm nay và nhiều năm về sau anh sẽ không còn được đón nhận những tình cảm đó nữa. Dù rằng, ở nơi nào đó, những người học trò cũ vẫn đang nghĩ về anh và cầu chúc cho anh những điều tốt đẹp.
Nhưng tất cả sẽ không đủ bởi nhân cách đạo đức của anh Nguyễn Năng Tĩnh đã bị chính anh hắt hủi khi tự mình làm biến chất, để con ác quỷ ngữ trị trong tâm. Anh ta không giống như những người làm giáo dục, người thầy cô giáo đã bị đưa ra xét xử vì gian lận thi cử như ở Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang vừa qua mà cái đáng trách của một người luôn lên lớp dạy học trò nhưng bản thần lại không chăm chút, mãi giũa viên ngọc là đạo đức, năng lục nghề nghiệp mà lại đi vào con đường chống đối, làm tay sai, con rối cho những thế lực thù địch, phản động lợi dụng. Hình ảnh của Nguyễn Năng Tĩnh chẳng khác nào những kẻ phản loạn mượn vỏ bọc người thầy giáo để có điều kiện truyền bá những tư tưởng, quan điểm tiêu cực, đầu độc các thế hệ học trò, biến họ thành “mầm họa” của đất nước.
Bài viết xuyên tạc, kích động liên quan đến Nguyễn Năng Tĩnh
Điều đó thật quá nguy hiểm, khi xét về toàn bộ cáo trạng của Nguyễn Năng Tĩnh có thể thấy, sẽ không một người thầy giáo có đúng đắn lại dùng trang Facebook cá nhân để móc nối với một số đối tượng cực đoan, phản loạn trong và ngoài nước để viết, quay – tán phát, đăng tải, chia sẻ, bình luận các nội dung xuyên tạc bản chất của Nhà nước, phủ nhận thành quả cách mạng của dân tộc; phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc lịch sử, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; kích động người dân biểu tình, chống chính quyền; đăng tải các tài liệu có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; cung cấp thông tin bịa đặt nhằm gây mâu thuẫn giữa người dân và các cơ quan công quyền…
Với tất cả những điều đó, anh ta xứng đáng bị pháp luật trừng phạt thật nghiêm khắc; nhưng đồng thời, một hình phạt không hề nhỏ đã và đang dằn vặt trong tâm can, lương tâm một người đã từng là giáo viên bây giờ chính là sự hổ thẹn vì bản thân không xứng đáng để những thế hệ học trò gọi bằng hai tiếng cao quý “người thầy”.
Mã Phi Long
Nguồn: Bản tin Dân chủ