Nhiều năm nay, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) luôn xếp Việt Nam ở top những quốc gia có tự do báo chí kém cỏi nhất. Năm 2019, RSF xếp Việt Nam đứng thứ 176/180 nước về tự do báo chí, cùng nhóm cuối với Việt Nam là những nước quen thuộc: Triều Tiên, Nga, Trung Quốc, Cu Ba, Iran… Nhìn vào kết quả này, nhiều người Việt Nam đặt câu hỏi: Tổ chức Phóng viên không biên giới hoạt động thế nào? Báo cáo của RSF được tiến hành ra sao và kết quả có trung thực, công bằng hay không? Có kẻ nào đứng sau thao túng điều khiển làm sai lệch các đánh giá của tổ chức này không?
Phóng viên không biên giới hay Ký giả không biên giới (tiếng Pháp: Reporters sans frontières) là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu, với mục đích bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ. Tổ chức hoạt động dựa trên Điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Phóng viên không biên giới do nhà báo Pháp Robert Ménad thành lập năm 1985. Tổ chức Phóng viên không biên giới có văn phòng quốc tế tại Paris. Ngân sách hoạt động hằng năm vào khoảng 4 triệu USD.
Hằng năm, vào Ngày nhân quyền, tổ chức Phóng viên không biên giới trao tặng Giải Nhân quyền cho những phóng viên nổi bật. Bắt đầu từ năm 2001 đến nay Phóng viên Không Biên giới đã xuất bản danh sách Predators of Press Freedom hàng năm đăng lên tên những người, nó cảm thấy là, vi phạm tồi tệ nhất về tự do báo chí.
Tổ chức phóng viên không biên giới và những kiểu đánh giá, la làng thiếu khách quan
Báo cáo của RSF thiếu trung thực
Thứ nhất, nó không trung thực. Bởi nó dựa trên những báo cáo và số liệu xuyên tạc. Bảo vệ những kẻ xuyên tạc chống phá Việt Nam ví như Phạm Đoan Trang đã được tổ chức này trao giải Tự do báo chí, hạng mục “Ảnh hưởng”, kẻ này đã bị Việt Nam bắt vì lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền vu cáo, xuyên tạc tình hình Việt Nam.
Thứ hai, nó không công bằng. Nó trao tặng Giải Nhân quyền cho những phóng viên mà nó cho là nổi bật, đó là những ai? Toàn những phóng viên tuyên truyền xuyên tạc chống Nga, Trung Quốc, Cu Ba, Việt Nam…
Hàng năm nó đăng lên tên những người, nó cảm thấy là, vi phạm tồi tệ nhất về tự do báo chí. Đó là những ai!? Đó là: Lãnh tụ tối cao của Iran; lãnh tụ Triều Tiên, Chủ tịch hội đồng quốc gia Cuba, chủ tịch Trung Quốc, tổng thống Nga, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam…
Những nhà phê bình không chỉ Việt Nam mà trên thế giới cáo buộc Tổ chức Phóng viên không biên giới đã tường trình về việc phân biệt đối xử nhà báo một cách có chọn lọc trước. Việc chọn lọc các nước mang định hướng từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bỏ qua tất cả các tường trình về những hoạt động chống lại nhà báo trong những nước đồng minh của Hoa Kỳ (Philippiness, Ả rập xê út) hay chính trong Hoa Kỳ.
Tổ chức này đã im lặng nhiều năm trong vụ người quay phim của Al Jazeera, Sami Al-Haj, đã bị bắt cóc tại Pakistan lúc đang trên đường công tác đến Afganistan, bị tra tấn và vào ngày 13 tháng 6 năm 2002 đã bị dẫn về Guantanamo. Tổ chức này cũng hoàn toàn không nói gì về vụ của nhà báo người da đen Mumia Abu-Jamal. Việc 16 nhà báo bị giết chết trong lần NATO không kích đài truyền hình Nam Tư RTS cũng không được nhắc đến trong bất cứ một bản tường trình hằng năm nào của tổ chức này.
Xếp hạng của RSF luôn dựa vào “danh sách đen” của Bộ Ngoại Giao Mỹ, mà “danh sách đen” này luôn nổi lên các nước như Iran,Syria, Triều Tiên, Việt Nam, Cu Ba; nhưng RSF lại né tránh, không đưa ra bất kỳ báo cáo nào về hoạt động chống lại nhà báo của Mỹ và các đồng minh. Thí dụ, RSF không đưa tin về những người hoạt động trên lĩnh vực truyền thông bị giết hại tại Philipines, mặc dù từ năm 1986 đến nay có 176 nhà báo bị giết hại ở nước này. Rồi trường hợp 5 người Cuba bị giam ở Miami, nhà báo M.A.Jamal (M.A.Gia-man) bị kết án tử hình, nhưng RSF không đề cập qua bất cứ câu chữ nào trong các bản báo cáo.
Kẻ nào đứng sau ‘giật dây’
Muốn thao túng một tổ chức quốc tế như RSF thì một là cài người vào đó, hai là phải tài trợ cho nó duy trì hoạt động và thưởng “bích quy” cho nó khi nó nghe lời. Mỹ thì nuôi rất nhiều các tổ chức như RSF, vì vậy mỗi khi những tổ chức này cãi lời Mỹ, hoặc có những đánh giá động chạm đến Mỹ và đồng minh thì lập tức bị đe dọa cắt viện trợ ngay. Ví như tổ chức Nhân quyền của Liên hợp quốc không vừa ý Mỹ, lập tức tổng thống Trump dọa cắt viện trợ.
Vậy RSF có những dấu hiệu nào là bị thao túng bởi Mỹ và phương Tây?
RSF được tài trợ bởi Chính phủ Pháp và Chính phủ Mỹ bằng nhiều đường khác nhau chủ yếu qua Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (NED). Đây là quỹ do Tổng thống Mỹ Reagan thành lập từ thời chiến tranh lạnh nhằm gây bất ổn cho Cuba và Nicaragoa, tài trợ cho các chiến dịch chống cộng của Mỹ, sau đó là hậu thuẫn cho tổ chức đối lập ở Serbia và “cách mạng cam” ở Ucraina… Nhiều nhà báo nghi ngờ rằng, NED là một bộ phận của CIA. Được CIA tài trợ gián tiếp thì không loại trừ trong tổ chức này có cả người của CIA.
RFS chịu nhiều cáo buộc vì đứng đằng sau những vụ việc phức tạp, gây rối và thậm chí bạo lực ở một số quốc gia như Cuba, Nam Tư, Venezuela … và mặc nhiên có sự điều khiển chỉ đạo từ người của CIA. Chống những nước này chỉ có Mỹ.
Như vậy, chúng ta đã rõ kẻ nào đứng sau RFS điều khiển để tổ chức này đưa ra những nhận xét đánh giá không trung thực, thiếu công bằng với nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Mạnh Tuân
Nguồn: Đấu trường Dân chủ