Trang chủ Đối tượng Việc bắt giữ và dẫn độ Hồ Thị Kim Thoa có gì...

Việc bắt giữ và dẫn độ Hồ Thị Kim Thoa có gì mà Bùi Thanh Hiếu phải la làng?

305
0

Việc đối tượng bị truy nã quốc tế bị bắt giữ và dẫn độ là chuyện bình thường của Việt Nam cũng như các quốc gia khác trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ấy vậy, Bùi Thanh Hiếu lại tung tin cứ như ‘tin’ mật, tin ‘độc quyền’ mà bấy lâu nay hắn vẫn từng trục lợi từ những thông tin kiểu dạng này.

Ngày hôm qua và hôm nay, trên trang cá nhân của Bùi Thanh Hiếu-tức Người buôn gió, kẻ đang tị nạn chính trị tại Đức không biết ‘bắc trõ nghe hơi’ ở đâu đã loan tin đối tượng bị Việt Nam truy nã quốc tế Hồ Thị Kim Thoa bị bắt giữ tại Pháp và đang chờ để dẫn độ về Việt Nam.

Lo Ro Muu Do Bui Thanh Hieu Dung Chuyen Bat Giu Ba Ho Thi Kim Thoa O Phap 03Đối tượng bị truy nã Hồ Thị Kim Thoa và bài viết tung tin của Bùi Thanh Hiếu

Nếu như thông tin này là đúng thì cũng không có gì lạ bởi đối tượng Hồ Thị Kim Thoa phạm tội ở Việt Nam và bị Bộ công an Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế nên việc bắt giữ về xử lý theo pháp luật Việt Nam là điều mà không chỉ cơ quan chức năng Việt Nam mà cả người dân Việt Nam mong muốn.

Tuy nhiên, bản thân Bùi Thanh Hiếu không hiểu và không nắm rõ thông tin Việt Nam đã ký kết hiệp định dẫn độ với Pháp vào ngày 6/9/2016 và có hiệu lực ngày 1/5/2020 nên tưởng rằng việc bắt giữ Hồ Kim Thoa là ‘bắt cóc’ hay ‘đi đêm với Pháp’. Theo thông báo của Bộ Ngoại giao vừa  số 33 về việc điều ước quốc tế có hiệu lực. Theo đó, Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Pháp (Hiệp định) ký tại Hà Nội ngày 6/9/2016 có hiệu lực từ 1/5/2020 gồm 24 điều.

Chính từ việc không nắm rõ thông tin có hiệu lực của Hiệp định dẫn độ Việt Nam-Pháp nên Bùi Thanh Hiếu khi ‘đánh hơi’ được thông tin đã vội vàng cào phím trên mạng xã hội ‘ám chỉ’ Việt Nam ‘lại dùng mật vụ bắt cóc’ Hồ Thị Kim Thoa với mục đích ‘tạo cớ’ gây mâu thuẫn trong mối quan hệ tốt đẹp Việt-Pháp.

Mặt khác, lâu nay Bùi Thanh Hiếu vẫn ‘đói tin’ nên không kiếm được ‘xu nào’ từ việc buôn tin nên đang bị mai một dần. Nếu như trước đây, Bùi Thanh Hiếu ‘nổi như cồn’ về tay thạo tin thì nay đang ‘chết mòn’ với nguồn thông tin khai thác bị cạn kiệt.

Theo quy định của Hiệp định dẫn độ Việt -Pháp, việc bắt giữ khẩn cấp, dẫn độ được quy định khá cụ thể cho các đối tượng, trong đó có đối tượng bị truy nã quốc tế Hồ Kim Thoa. Cụ thể như:

Điều 1 của Hiệp định nêu rõ, các bên cam kết chuyển giao cho nhau, theo quy định của Hiệp định này, bất cứ người nào đang có mặt trên lãnh thổ của một trong các bên, bị các cơ quan tư pháp của bên kia truy tố vì đã thực hiện một tội phạm hoặc truy nã để thi hành hình phạt tù đối với một hành vi có thể bị dẫn độ.

Điều 2 quy định về các hành vi có thể bị dẫn độ. Cụ thể là các hành vi bị xử phạt tù từ một năm trở lên hoặc nặng hơn theo pháp luật của bên yêu cầu và bên được yêu cầu. Ngoài ra, nếu việc dẫn độ được yêu cầu nhằm thi hành một hình phạt tù được tuyên bởi cơ quan tư pháp có thẩm quyền của bên yêu cầu, thời hạn chấp hành hình phạt còn lại ít nhất phải là sáu tháng.

Nếu yêu cầu dẫn độ liên quan đến nhiều hành vi khác nhau mà mỗi hành vi đều có thể bị xử phạt theo pháp luật của hai bên nhưng một số hành vi không đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này thì bên được yêu cầu cũng có thể đồng ý dẫn độ đối với các hành vi đó.

Về thủ tục, Điều 6 Hiệp định quy định, trừ trường hợp Hiệp định này có quy định khác, pháp luật của bên được yêu cầu là hệ thống pháp luật duy nhất được áp dụng đối với thủ tục bắt khẩn cấp, dẫn độ và quá cảnh.

Theo Điều 7 của Hiệp định, mỗi bên chỉ định một cơ quan trung ương để thực hiện hiệp định này. Theo đó, đối với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan trung ương là Bộ Công an; đối với Cộng hòa Pháp, cơ quan trung ương là Bộ Tư pháp.

Đáng chú ý là Điều 16 của Hiệp định quy định về bắt khẩn cấp. Cụ thể, trong trường hợp khẩn cấp, các cơ quan có thẩm quyền của bên yêu cầu có thể yêu cầu bắt khẩn cấp người bị yêu cầu dẫn độ.

Yêu cầu bắt khẩn cấp phải bằng văn bản, nêu rõ có một trong số các giấy tờ thay thế quy định tại các điểm b và c Điều 8 Hiệp định này và cho biết ý định gửi yêu cầu dẫn độ.

Theo điểm b và c Điều 8, trong trường hợp yêu cầu dẫn độ nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự, yêu cầu dẫn độ phải kèm theo bản gốc hoặc bản sao xác thực lệnh bắt của cơ quan tư pháp có thẩm quyền của bên yêu cầu.

Trong trường hợp yêu cầu dẫn độ nhằm thi hành hình phạt tù, yêu cầu dẫn độ phải kèm theo bản gốc hoặc bản sao xác thực của bản án kết tội có hiệu lực thi hành và quyết định về mức hình phạt được tuyên và thời hạn chấp hành hình phạt còn lại.

Hải Anh

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây