Bài chép từ Fb Vu Kien Trung
KỂ CHUYỆN LÀM TỪ THIỆN
Lời nói đầu:
Hồi xưa, mình đi làm công cho mấy người, họ gọi là dự án, có người gọi là làm công tác xã hội, còn mình thấy giống làm từ thiện. Thôi thì đó là quan điểm mỗi người, mình cứ viết ra đây, các bạn tự phán xét và cứ giữ cho riêng mình.
Cách làm:
Hồi đó, chúng mình căn cứ vào các thông tin xã hội: như dân chỗ nào còn nghèo, cuộc sống còn khó khăn các cái, xin phép chính quyền nơi đó tiến hành khảo sát đàng hoàng rồi về viết 1 dự án, dự kiến làm gì, làm gì, hết bao tiền.
Xong rồi bắt đầu đi xin tiền, xin từ các công ty đến các cá nhân nhưng dễ nhất là từ các quỹ từ thiện của nước ngoài. Để xin được thường chúng mình nêu đủ mấy yếu tố: (1) Tình trạng khó khăn ở địa phương là có thật, là bức xúc, là ưu tiên, có số liệu khoa học minh chứng; (2) chính quyền chưa đủ khả năng để cải thiện aka chính quyền yếu kém khoản này; (3) càng đông người dân được tiếp cận càng tốt; (4) sau khi can thiệp, chính quyền sẽ quan tâm việc này hơn và nó sẽ hoạt động bền vững. Việc mình đánh số không nhất thiết là thứ tự ưu tiên.
Sau đó sẽ phải triển khai dự án và đánh giá dự án, báo cáo kết quả cho các nhà tài trợ. Mọi hoạt động đều có sự giám sát và tham gia của chính quyền, thậm chí, chính quyền cũng bỏ chút kinh phí ra đối ứng. Tất cả các hoạt động đều có đầy đủ hóa đơn, chứng từ, một số có kiểm toán đàng hoàng và báo cáo thu chi cho nhà tài trợ, những người mà chúng ta gọi là mạnh thường quân. Những yêu cầu tưởng như khắt khe đó, chỉ để đảm bảo rằng: số tiền đổ ra giúp ích được cho người dân với độ bao phủ cao nhất, đảm bảo tính công bằng nhất và có hiệu quả nhất. Đồng thời, quảng bá được hình ảnh nhà đầu tư.
Thế dồi, mình từ bỏ các công ty chạy dự án đó, vì gặp mấy mâu thuẫn sau:
Để xin được tiền, buộc phải chê chính quyền không làm được việc nọ, việc kia, cần hỗ trợ từ các nơi khác. Nó cũng giống các bạn làm từ thiện bây giờ, chửi chính quyền chấm mút. Tất nhiên, mức độ khác nhau vì chúng mình còn phải phối hợp chính quyền nhiềuCông ty chạy dự án mở ra là phải có lãi. Chi cho dân 1 thì cũng phải lấy lại 0,5. Hình thức thì đa dạng, ví dụ như xây cho dân 1 cái chuồng lợn, vẫn làm đúng nhu cầu dân nhưng kênh tiền lên 1 tí (cái này hồi đó chúng mình không làm kênh nhiều được vì còn kiểm toán), thêm mấy cái nội dung khác như truyền thông các cái thì bớt tiền thuê loa đài in băng rôn giảm quy mô chút mới kênh được tiền mà không ảnh hưởng tới chất lượng tài sản dân nhận được. Nhưng mình thấy phũ quá.Về phía nhà tài trợ, họ muốn chúng mình tạo việc làm lương cao cho chuyên gia, bán trang thiết bị giá cao ẩn vào việc tài trợ, các điều kiện chính trị khác và một số vật tư mới hết thử nghiệm. Mình thấy bà con vùng dự án thành chuột bạch nên không thích
Thế là mình lại vào nhà nước, đến giờ thấy muốn thanh thản hơn, cũng dễ hơn chút cơ mà đói. Giờ mình nhìn các bạn chạy dự án nói câu hay hay chê chính quyền, mình cười nhẹ.
Giờ nom các bạn làm từ thiện, mình hãi hùng quá
Mua bán hỗ trợ không hóa đơn chứng từ, không thèm báo cáo gì cho nhà tài trợ luôn, bố đời đến thế là cùng. Chẳng khác bún mắng cháo chửi là mấy
Chửi cơ quan chức năng như hát hay, vẫn biết làm thế mới hút được tiền tài trợ, nhưng mà khốn nạn quá
Cho đi loạn tùng bậy, chẳng cần biết người dân cần gì, kệ mẹ tính công bằng, kệ mẹ tính bền vững, bất chấp hậu quả. Được việc của mình là được. Làm cho cộng đồng mà ích kỷ đến thế, thì mình chịu
Ảnh: trên chiếc bàn này, chúng tôi họp cán bộ chủ chốt cho 1 dự án kiểu từ thiện, với chúng tôi, từ thiện không phải là phát chẩn như hiện nay cô Tiên mông tròn đang làm. Thế nên, cán bộ dự án vẫn ăn ngon, uống diệu đủ và hát hò cuối ngày. Tiền cho ăn uống có 1 quỹ riêng và tiền cho bà con có 1 quỹ riêng. Đừng ai bỉ bôi đi từ thiện mà còn hát hò uống rượu nốc thịt. Không có sức lực, không có trí tuệ, không thoải mái tinh thần thì chẳng làm được gì đâu ạ
Nguồn: Tre làng