Ngày 07/10/2020, Phạm Đoan Trang đã bị bắt tại một nhà trọ ở Tp.HCM, và bị truy tố về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”, theo Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999. Do Trang từng giữ vai trò quan trọng trong nhiều tổ chức chống Nhà nước Việt Nam – như VOICE, Luật khoa Tạp chí, NXB Tự Do…; trong tuần qua, giới chống đối đã tập trung tuyên truyền về vụ việc để yểm trợ Trang, kêu gọi tham gia các hoạt động mà Trang đang làm dở, và giữ cho phong trào của họ khỏi tan vì nỗi sợ từ vụ bắt giữ.
Vậy những tổ chức, cá nhân nào đã tham gia chiến dịch truyền thông ủng hộ Đoan Trang, và mỗi người trong đó giữ vai trò gì?
Ai đang vận động cho Trang | Họ làm gì |
Đại diện cho Trang trong quan hệ với các bên
|
_ Trịnh Hữu Long (Luật khoa Tạp chí) ra tuyên bố về vụ việc hôm 07/10.
_ Một admin giấu tên giữ tài khoản Facebook của Trang và dùng nó để tuyên truyền về vụ việc (được Trịnh Hữu Long xác nhận). _ Will Nguyễn công bố thư ngỏ soạn sẵn của Trang. _ Bà Bùi Thị Thiện Căn (mẹ Trang) thay mặt Trang làm việc với luật sư. _ Đặng Đình Mạnh (và một số luật sư sắp thuê thêm) đại diện cho Trang trong quá trình tố tụng. |
Đưa tin từ thực địa | _ Phương Ngô có thể là người đầu tiên đưa tin về việc Trang bị bắt lên mạng xã hội.
_ Phạm Thanh Nghiên được ĐSQ Mỹ liên lạc để đề nghị xác nhận việc Trang bị bắt. _ Bà Bùi Thị Thiện Căn cung cấp thông tin về quá trình tố tụng cho admin giấu tên. |
Vận động trong nước và quốc tế đòi thả Trang | Có 3 tuyên bố về vụ việc, lần lượt đến từ:
_ Luật khoa Tạp chí _ Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền _ Diễn đàn Xã hội Dân sự và Nhóm Văn Lang Trong đó, Luật khoa Tạp chí có thể là bên giữ vai trò quan trọng nhất trong các hoạt động vận động quốc tế, do Will Nguyễn liên tục cập nhật thông tin về phản ứng của quốc tế trước vụ việc. Diễn đàn Xã hội Dân sự và Nhóm Văn Lang vận động ký tên vào tuyên bố, hiện mới được 250 chữ ký. |
Xốc lại tinh thần cho phong trào | _ Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng) viết bài “Việt Nam ngày mai”, mà Nguyễn Trung Bảo nhận xét là có màu sắc “nghị trình tranh cử”, nhằm vẽ ra viễn cảnh và xốc lại tinh thần cho phong trào. |
Còn các tổ chức, cá nhân người nước ngoài
Vai trò | Người & việc |
Tác động bằng đường ngoại giao | _ Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ “lo ngại” rằng vụ bắt giữ “có thể ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam”, và nói rằng họ “đang theo dõi chặt chẽ sự việc”. |
Công kích lệnh bắt và vận động quốc tế | _ Dân biểu Mỹ Alan Lowenthal nói mình “vô cùng bất bình” về vụ việc, và đã vận động Bộ Ngoại giao Mỹ, ĐSQ Mỹ tại Việt Nam quan tâm đến vụ việc. Sắp tới Lowenthal và nhóm Vietnam Caucus sẽ “vận đồng để Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam được thông qua”, “trì hoãn và ngăn trở bất cứ chương trình viện trợ nào gọi là mới và thêm vào cho Việt Nam”.
_ HRW, AI, PIN, RSF, CPJ, PEN, IPA (Hiệp hội Xuất bản Quốc tế) ra tuyên bố công kích lệnh bắt, và có thể sẽ tham gia vận động quốc tế can thiệp. |
Đưa tin về vụ bắt giữ
|
_ The Guardian, Reuters, The Washington Post, Bloomberg có bài về vụ việc. |
c. Nhận xét về thành phần tham gia chiến dịch truyền thông
Các dữ kiện trên cho thấy về phía người Việt, tổ chức VOICE (với các đại diện như Trịnh Hữu Long, Will Nguyễn, Nguyễn Anh Tuấn) vẫn là lực lượng chính của chiến dịch tuyên truyền về Phạm Đoan Trang. Về phía người ngước ngoài, Lowenthal cũng có quan hệ với VOICE, vì ông này là một trong những dân biểu Đảng Dân chủ từng tích cực vận động cho Will Nguyễn.
Với cơ cấu nhân sự như vậy, chiến dịch truyền thông yểm trợ Phạm Đoan Trang dường như đang khá lệ thuộc vào Đảng Dân chủ Hoa Kỳ. Bởi ngoài sự hiện diện của Lowenthal, cần nhớ rằng nhiều thành viên của VOICE – như Trịnh Hội, Trịnh Hữu Long, Will Nguyễn, Nguyễn Vi Yên… – từng công khai ủng hộ Đảng Dân chủ.
Vì quan điểm chính trị này, Đoan Trang và VOICE từng nhiều lần bị nhóm ủng hộ Donald Trump công kích:
Lần này cũng vậy, các nhóm ủng hộ Don Trump đang tiếp tục tung tin đồn rằng Đoan Trang là “chim mồi Cộng sản”, đồng thời kêu gọi tẩy chay chiến dịch bảo vệ Trang. Tiếc thay, trong khi Trang tuyên bố mình đi tù để đòi thêm quyền tự do ngôn luận và tự do bầu cử, những người đứng cùng chiến tuyến với cô trong “phong trào dân chủ Việt Nam” lại không hề cho cô và VOICE cái quyền đó.
Nguồn: Loa phường