Ngay sau khi Phạm Đoan Trang đã bị bắt về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”, theo Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999, các cộng sự thân cận trong VOICE (như Trịnh Hữu Long, Will Nguyễn, Đặng Đình Mạnh…) đã nhanh chóng tung ra kịch bản truyền thông cho chiến dịch vận động đòi thả mình. Kịch bản của chiến dịch được thể hiện qua bức thư ngỏ của Đoan Trang, cùng các phát ngôn của Trịnh Hữu Long, Will Nguyễn và Đặng Đình Mạnh.
Trong bức thư ngỏ của Đoan Trang có tựa đề “Nếu tôi có đi tù”, Trang viết rằng mình đi tù để thực hiện một số mục đích đã định trước, mà Trang cần độc giả giúp thực hiện. Nội dung cụ thể của những mục đích đó như sau:
Mục đích | Giải thích chi tiết của Đoan Trang |
Vận động thông qua Luật Bầu cử mới, Luật Tổ chức Quốc hội mới
|
_ “Mong các bạn làm mọi cách để gắn việc tôi đi tù (nếu có) với luật bầu cử mới, luật tổ chức Quốc Hội mới. Làm sao để công luận biết rằng tôi đã tham gia nghiên cứu và đưa ra luật mới về bầu cử và tổ chức Quốc Hội, và tôi bị bắt một phần là vì lý do đó. Tôi muốn có một phong trào xã hội rộng lớn thúc đẩy việc thông qua hai luật này.”
_ “Nói cách khác, tôi không muốn có một phong trào kêu gọi chính quyền Việt Nam “trả tự do cho Trang.” Tôi muốn một phong trào xã hội rộng lớn, thúc đẩy việc “trả tự do cho Trang và thông qua luật bầu cử mới,” “trả tự do cho Trang và bảo đảm bầu cử tự do, công bằng,” v.v…” _ “Bản án càng dài, xin các bạn càng tận dụng nó vào việc đàm phán và gây sức ép lên chính quyền Việt Nam, buộc chính quyền phải thực hiện các yêu cầu của chúng ta.” |
Quảng bá sách của Đoan Trang
|
_ “Tôi mong rằng việc mình bị bắt, đi tù hoặc gặp bất kỳ điều gì khác, nhất là đi tù, sẽ là cơ hội để quảng bá các cuốn sách tôi viết, giúp sách được nhiều người đọc hơn, dưới bất kỳ hình thức gì dù là bản in hay bản điện tử hay sách nói.” |
Về các mốc thời gian của kịch bản vận động, Trang viết:
“Nếu có vận động để trả tự do cho tôi, xin các bạn bắt đầu từ khoảng năm thứ 3 hoặc thứ 4 (tính từ thời điểm bị bắt), và xin hết sức lưu ý gắn mọi chiến dịch vận động với việc thực hiện các mục đích tôi đã nếu trên.”
Cùng với đó, Trịnh Hữu Long phát triển thông điệp trong bức thư ngỏ của Đoan Trang bằng cách đưa ra thêm 2 lời kêu gọi:
Thứ nhất, Long kêu gọi mọi người “viết báo, mở báo, viết sách, in sách” để “tiếp nối những gì Trang làm”, thay vì chỉ vận động quốc tế đòi thả Trang.
Thứ hai, Long kêu gọi mọi người “chia lửa” cho các “nhà hoạt động” như Trang, bằng cách tham gia những công việc mà họ đang làm, để giảm rủi ro bị bắt cho họ. Long lấy ví dụ: nếu có rất nhiều người tham gia soạn “Báo cáo Đồng Tâm”, hoặc có nhiều “Báo cáo Đồng Tâm” khác ngoài báo cáo của Trang, thì xác suất chính quyền dồn mọi sự chú ý vào Trang sẽ thấp hơn, đồng thời các hoạt động thực hiện quyền tự do ngôn luận cũng dần được bình thường hóa…
Tiếp đến luật sư Đặng Đình Mạnh và Đoan Trang dường như đã thống nhất với nhau sẽ phối hợp với nhau để làm truyền thông nhằm thuyết phục công chúng rằng hành vi của Đoan Trang không phải là tội, luật sư chỉ là một kênh truyển tải thông tin giữa Đoan Trang ra bên ngoài nhà tù. Hướng bào chữa được luật sư Đặng Đình Mạnh phát biểu như sau trong các cuộc phỏng vấn hoặc trên mạng xã hội như:
“Với tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước” (…) nhiều người bị bắt giữ đã thẳng thắn thừa nhận các hành vi mà mình đã thực hiện, nhưng không thừa nhận tội, vì họ cho rằng mình đang thực hiện quyền tự do ngôn luận theo hiến pháp quy định.”
“Bà Phạm Đoan Trang là người bất đồng chính kiến hàng đầu ở Việt Nam. Bà công khai điều đó bằng hàng loạt hoạt động tranh thủ dân chủ (…) chứ bà ấy không có ý định che giấu thân phận của mình. Cần lưu ý rằng tất cả các hoạt động của bà ấy đều mang tính cách ôn hòa, bất bạo động. (…) Quan điểm chung của thế giới ngày nay không cầm tù người biểu đạt quan điểm chính trị của mình (…) Hơn nữa, về phương diện pháp lý, việc biểu đạt quan điểm là một quyền tự do của công dân.”
“Trong một bức thư viết gởi cho cộng đồng, bà ấy có đề cặp đến việc ‘không cần luật sư bào chữa để giảm án.’ Vì lẽ, bà ấy không cho rằng hành vi của mình là phạm pháp. Tôi hiểu và tôn trọng quan điểm của bà.”
Tóm lại, Phạm Đoan Trang thuê Đặng Đình Mạnh và các luật sư khác là để làm truyền thông – như đưa tin từ trại giam, phát biểu tại tòa, tiếp xúc với nước ngoài… – chứ không phải để bào chữa.
Bài tiếp theo tác giả sẽ đưa ra nhận định, đánh giá và dự đoán về kịch bản truyền thông sau khi đi tù mà Đoan Trang và nhóm VOICE đang tính toán kỹ lưỡng này.
(Còn nữa)
Nguồn: Loa phường