Trang chủ Tin tức Bảo tồn, phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà Nội

137
0

Sáng 8/10, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp cùng Hội Di sản Văn hóa Thăng Long và Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà Nội trong tiến trình phát triển Thăng Long – Hà Nội”.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà NộiThs.Trần Thị Thúy Lan, Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội tham luận tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Là hoạt động chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội, kỷ niệm 16 năm khu Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia, 15 năm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, Hội thảo nhằm đánh giá kết quả hoạt động về bảo tồn, phát huy giá trị khu Phố cổ Hà Nội, đổi mới nhận diện về giá trị di sản, đồng thời quảng bá giá trị di sản tiêu biểu của khu Phố cổ Hà Nội. 

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà NộiNhân dân tưởng nhớ Vua Lê Thái Tổ nhân 587 năm ngày mất tại đình Nam Hương (cụm di tích vừa được trùng tu, tôn tạo). Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Khu Phố cổ Hà Nội là một di sản đô thị kiến trúc độc đáo, có vị trí đặc biệt ở Thủ đô, với các phố nghề thủ công truyền thống, phố chuyên doanh, nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc gắn liền với lịch sử của vùng đất Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Cùng với sự phát triển của Thủ đô qua mỗi thời kỳ lịch sử, khu Phố cổ Hà Nội mang dấu ấn văn hóa của các thời kỳ, cũng là nơi hội tụ của cư dân khắp mọi miền. Vì vậy, khu Phố cổ Hà Nội có nguồn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng và đã được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 2004.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà NộiBên trong Đền Quan Đế (di tích Quốc gia, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm) sau khi đã được trùng tu. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Các nhà khoa học, nhà quản lý đều khẳng định rằng, các giá trị của khu Phố cổ Hà Nội là yếu tố quan trọng để nhận diện bản sắc văn hóa đô thị Hà Nội. Các giá trị này không chỉ là những di tích, ngôi nhà cổ với những đặc thù về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc, với những dấu tích lịch sử, mà còn là những giá trị văn hóa tồn tại bên trong từng ngôi nhà, từng con người thông qua nét sinh hoạt thường nhật, những hoạt động ẩm thực, lễ hội…

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Văn Bài, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia cho rằng: Nhìn từ góc độ di sản đô thị, Phố cổ Hà Nội là bộ phận cấu trúc đô thị điển hình của một đô thị cổ. Với hình thức kiến trúc dân gian, Phố cổ Hà Nội phản ánh dạng thức kiến trúc của nhiều thời kỳ lịch sử của Thủ đô.

Trong những năm qua, quận Hoàn Kiếm triển khai nhiều dự án chỉnh trang các phố; trùng tu, tôn tạo các di tích; các dự án xây dựng, cải tạo trụ sở cơ quan, trường học trong khu Phố cổ Hà Nội, đem lại diện mạo mới cho khu phố cổ, cải thiện điều kiện sống của người dân, góp phần lưu giữ các giá trị vật thể của khu Phố cổ Hà Nội. Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về giá trị văn hóa khu Phố cổ Hà Nội thông qua các hoạt động văn hóa, hoạt động tương tác, hội thảo, triển lãm… đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân, giúp du khách có những hiểu biết về di sản, sự nỗ lực bảo vệ khu Phố cổ Hà Nội của cơ quan quản lý.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà NộiCụm di tích đình Nam Hương vừa được trùng tu, tôn tạo. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng không gian, kiến trúc, cảnh quan khu Phố cổ Hà Nội, Phó giáo sư, Tiến sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Trúc Anh, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội cho rằng, cần khai thác hiệu quả giá trị kiến trúc khu phố cổ như là một sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao; đề cao vai trò, lợi ích của người dân phố cổ, thường xuyên đánh giá các tác động của hoạt động du lịch đối với kiến trúc khu phố cổ, quy hoạch khu Phố cổ Hà Nội thành khu phố du lịch đặc thù, độc đáo.

Là đơn vị quản lý khu Phố cổ Hà Nội, đại diện Ban quản lý Phố cổ Hà Nội khẳng định, thời gian tới đơn vị sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động bảo tồn các giá trị vật thể và phi vật thể của di sản, gồm: Bảo tồn các công trình có giá trị lịch sử, cải tạo những ngôi nhà cổ có giá trị, cải tạo không gian công cộng, cảnh quan, môi trường; bảo tồn ngành nghề truyền thống, duy trì và tạo điều kiện phát huy các hoạt động văn hóa truyền thống.

Đinh Thuận (TTXVN)

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà Nội

Ảnh 360Cột cờ Hà Nội – một biểu tượng lịch sử của Thủ đô

Bên cạnh Văn Miếu, Tháp rùa Hồ Gươm…, Cột cờ Hà Nội từ trước đến nay vẫn được coi là một trong những biểu tượng của Thủ đô. Đây là một công trình đặc biệt và hoành tráng nhất trong quần thế di tích Hoàng thành Thăng Long, là biểu tượng lịch sử cho sự bất khuất, dũng cảm của nhân dân Hà Thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Nguồn: Báo Tin tức

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây