Mới đây, Phạm Đoan Trang đã bị bắt tại một địa chỉ ở Quận 3 (TP.HCM).
Theo thông tin được biết, Phạm Đoan Trang bị bắt để điều tra về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, được quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Trước đó, Phạm Đoan Trang đã bị khởi tố. Đêm 6.10, một tổ công tác của Công an TP.Hà Nội cùng các đơn vị phối hợp đã bắt Phạm Đoan Trang tại một địa chỉ ở Q.3 (TP.HCM). Hiện cơ quan công an đang tiếp tục điều tra vụ án.
Phạm Đoan Trang, sinh năm 1978 trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Cô ta học trường trung học Hà Nội – Amsterdam, và tốt nghiệp Khoa Kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội với bằng trung bình khá.
Sau khi ra trường, khoảng năm 2001, Trang làm phóng viên báo điện tử VnExpress trong 2 năm. Tiếp đó, cô chuyển sang làm cho Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (khi đó mới thành lập) và một số công ty truyền thông khác. Năm 2004 và 2005, cô tham gia làm báo hình ở Vietnamnet và VTV. Sau khi rời VTC vào năm 2007 vì không chịu nổi mức thu nhập thấp, cô chuyển sang làm phóng viên báo điện tử Vietnamnet, rồi được giao phụ trách chuyên mục “Phát ngôn & Hành động Ấn tượng” trên chuyên trang Tuanvietnam của Vietnamnet.
Cuối tháng 08/2009, Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Phạm Đoan Trang bị bắt tạm giữ 9 ngày, do liên quan đến một kế hoạch in áo phông phản đối dự án Bauxite Tây Nguyên, trong đó đảng Việt Tân là nhà tài trợ. Dù Trang nói cô không biết kế hoạch, chỉ cho Hiếu mượn tài khoản để nhận tiền, vụ việc này cũng khiến cô chịu nhiều sức ép, và buộc phải rời Vietnamnet vào tháng 02/2010.
Ngay sau khi rời Vietnamnet, Trang được Mai Phan Lợi, Trưởng Đại diện văn phòng Hà Nội của báo Pháp luật TP.HCM vào thời điểm đó, nhận vào làm tại báo này. Năm 2012, Lợi tiếp tục tuyển Trịnh Hữu Long – người vừa gặp và kết bạn với Đoan Trang trong đợt biểu tình “chống Trung Quốc” hồi mùa hè năm 2011. Cuối tháng 8/2012, Lợi thành lập “Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng” (MEC), và đưa Trang vào Hội đồng Khoa học của tổ chức đó. Ngoài ra, trong giai đoạn 2008-2012, Phạm Đoan Trang và Trịnh Hữu Long còn viết bài cho Nhịp Cầu Thế Giới (trang tin do một nhóm cựu học sinh Việt Nam tại Hungary sáng lập vào năm 2001), Chúng Ta (trang thông tin chịu ảnh hưởng của Nguyễn Trần Bạt), và báo điện tử Tia Sáng (chịu ảnh hưởng của ông Chu Hảo).
Khi Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long và Nguyễn Anh Tuấn xuất ngoại để gia nhập tổ chức VOICE vào tháng 01/2013, Trang và Long cũng chấm dứt sự nghiệp phóng viên, để trở thành người làm chính trị chuyên nghiệp.
Thời gian gần đây, Phạm Đoan Trang đã bắt tay với một số kẻ chống phá để cho ra đời bản báo cáo Đồng Tâm xuyên tạc phiên tòa xét xử vụ án “Giết người và chống người thi hành công vụ ở xã Đông Tâm. Không chỉ dùng lời lẽ công kích các chiến sỹ công an, bộ phận truyền thông, hệ thống tư pháp mà bản “Báo cáo Đồng Tâm” còn kèm luận điệu đặt điều: “Tất cả các hệ thống đều chống lại những người yếu thế”. Vâỵ là, không lâu sau khi công bố tác phẩm “Báo cáo Đồng Tâm report” thì Phạm Đoan Trang cũng khăn gói quả mướp lên đường như bao kẻ nhân danh “dân chủ” đi trước. Được biết, trong số 5 tác giả của cái gọi là “báo cáo Đồng Tâm” thì 4 người đã lần lượt nhập trại. Đó là 3 mẹ con nhà Cấn Thị Thêu và giờ đến Phạm Đoan Trang. Còn Will Nguyễn thì ôm chặt máy tính bên kia bờ Thái Bình Dương.
Nói như vậy, không có nghĩa là việc bắt Phạm Đoan Trang là hoàn toàn liên quan đến vụ án Đồng Tâm vừa mới xét xử mà những sự xuyên tạc về vụ án Đồng Tâm chỉ như giọt nước làm tràn ly, giúp cơ quan chức năng có thêm bằng chứng chắc chắn để khởi tố, bắt giam Phạm Đoan Trang. Điều này cũng giống như 3 mẹ con nhà Cấn Thị Thêu, chẳng phải riêng gì việc xuyên tạc vụ án Đồng Tâm mà mẹ con nhà này có cả một quá trình chống phá chính quyền quyết liệt và lâu dài.
Còn nhớ, ngày 3 mẹ con Cấn Thị Thêu bị bắt, Phạm Đoan Trang từng rất tự hào vì một trong số tang vật thu được tại nhà mẹ con Cấn Thị Thêu có những tác phẩm của Trang. Để rồi sau đó không lâu, Trang lo sợ đến cái thân mình nên xin rút khỏi NXB Tự do. Có câu “dừng bút là ngơi mồm” nên Trang vẫn phải quay lại con đường “bồi bút” để kiếm sống mà thôi. Việc Trang bị khởi tố, bắt giam là một hệ quả tất yếu mà dư luận quan tâm, đặt câu hỏi từ lâu về hành vi của bị can.
Hạ Trắng (TH)
Nguồn: Cánh cò