Trang chủ Bản tin Dân chủ Nhận diện về “giải thưởng nhân quyền”

Nhận diện về “giải thưởng nhân quyền”

186
0

Chẳng còn lạ lẫm với chiêu trò lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền của các TLTĐ nhằm chống phá Việt Nam nhiều năm qua. Mục tiêu mà các đối tượng hướng đến là đưa Việt Nam vào thế vi phạm dân chủ, nhân quyền; từ đó kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế vào tình hình tại Việt Nam, đồng thời thông qua vấn đề trên để công khai hậu thuẫn cho số đối tượng chống đối ở Việt Nam tự tin và có động lực để hoạt động phá hoại.

Do đó, hàng năm, các thế lực thù địch đều tiến hành trao các giải thưởng “nhân quyền” cho các đối tượng có hành vi chống đối tích cực. Tiêu chí quan trọng nhất để xét giải suy cho cùng cũng chỉ là thành tích chống phá Đảng, Nhà nước. Đối tượng nào hoạt động càng tích cực, có hành vi chống đối càng quyết liệt, thậm chí thành tích “đi tù” càng nhiều được xem là tiêu chí cứng để dễ có cơ hội được nhận giải thưởng “nhân quyền”.

Nhận diện về

Việt Tân kêu gọi trao giải thưởng nhân quyền cho các nhà rân chủ rởm

Bổn cũ soạn lại khi chẳng lấy làm lạ việc Việt Tân đưa ra thông báo kêu gọi đề cử giải thưởng nhân quyền Việt Nam. Theo thông báo, các đối tượng như Nguyễn Tường Thụy, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư là những người đã được đề cử cho mùa “giải thưởng nhân quyền” năm nay.  Những năm qua, nhận sự chỉ đạo của các thế lực thù địch bên ngoài, xuất phát từ sự bất mãn xã hội cộng thêm thói hám danh, hám lợi từ những lời hứa hẹn và những đồng đô la nhơ bẩn. Họ đã núp danh vỏ bọc bảo vệ dân chủ, nhân quyền, là những người “rân oan” luôn lợi dụng các sự kiện nóng để xuyên tạc tình hình, kích động tụ tập đông người tiến hành biểu tình, chống phá, gây rối trật tự công cộng. Đồng thời còn thường xuyên lợi dụng mạng  xã hội để phao tin thất thiệt, thậm chí là thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm chống Đảng, Nhà nước, chống chính quyền nhân dân…

Nhận diện về

Mạng lưới nhân quyền

Nghe về cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền” có vẻ rất mỹ miều nhưng thực chất là vỏ bọc để hoạt động vào mục đích chính trị đen tối. giải thường này hiện nay do“Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” tổ chức. Đây là một tổ chức bất hợp pháp do các đối tượng chống phá Nhà nước Việt Nam lập ra như Nguyễn Thanh Trang, Võ Văn Ái, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Minh Cần, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Hữu Lễ, Phạm Ngọc Lũy, Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Chí Thiện… Mạng lưới này được lập ra từ năm 2002, với hàng loạt các hoạt động “chống cộng” và tiến hành trao các “giải thưởng nhân quyền” cho các đối tượng có hoạt động tuyên truyền hoặc mưu đồ lật đổ Nhà nước Việt Nam như: Trần Anh Kim, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn

Với sức hấp dẫn về cả vật chất và tinh thần như vậy nên không ít hội nhóm phản động, chống đối trong và ngoài nước đã được lập ra với mục đích tấn công, chống phá chế độ cộng sản cũng như Đảng, Nhà nước Việt Nam. Muốn tồn tại, muốn có kinh phí tự nuôi sống bản thân và triển khai các hoạt động chống phá, các tổ chức này phải sống “dựa hơi” vào nhiều thế lực khác. Việc Mạng lưới nhân quyền Việt Nam tiến hành trao giải thưởng nhân quyền không chỉ là cách để đánh bóng tên tuổi, hỗ trợ cho các đối tượng chống đối trong nước mà đồng thời cũng là cách để đánh bóng bản thân, từ đó tranh thủ các nguồn viện trợ.

Như đã chia sẻ ở trên, có thể thấy đằng sau cái vỏ bọc mĩ miều của tiền thưởng, danh tiếng trao giải, các cá nhân, tổ chức là động cơ cổ xuý tư tưởng chống đối, kích thích hoạt động chống phá của các đối tượng núp bóng “nhân quyền”. Thời gian vừa qua, hàng hoạt giải thưởng dưới danh nghĩa nhân quyền đã được các tổ chức trao cho những “nhà bất đồng chính kiến”, “nhà dân chủ” của Việt Nam. Việc trao giải thưởng như một cách để tạo “chỗ dựa” về mặt tinh thần cho các đối tượng chống đối. Đồng thời thông qua việc trao giải thưởng, các đối tượng hỗ trợ về kinh phí, vật chất để kích thích sự chống phá của các đối tượng trong nước.

Mặt khác, chúng ta cũng cần khẳng định việc trao giải thưởng chỉ là một vở kịch để khuếch trương tên tuổi cho các “nhà dân chủ”. Suy cho cùng, các phần tử chống đối Đảng, Nhà nước chỉ là phần thiểu số trong xã hội. Để tăng cường “uy tín”, phục vụ cho việc tập hợp lực lượng, các đối tượng chống đối trong nước luôn tìm cách móc ngoặc, hợp tác với các phần tử phản động lưu vong ở bên ngoài. Ngược lại, các đối tượng bên ngoài cũng hỗ trợ tích cực về mặt vật chất, tinh thần cho các đối tượng trong nước. Trong đó, việc trao giải thưởng là một cách thức hữu hiệu đang được lựa chọn nhằm khuếch trương hình ảnh và đánh bóng tên tuổi cho các đối tượng.

Mã Phi Long

Nguồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây