Ðến ngày 7-7-1987, Hoàng Cơ Minh và đồng bọn tiếp tục thực hiện “Ðông Tiến II” (lần 2) xâm nhập Việt Nam. Mục tiêu của chúng là xâm nhập Tây Nguyên, xây dựng căn cứ rồi tung lực lượng ra các vùng khác, mở rộng địa bàn hoạt động.
Ðêm 11-7-1987, chúng đã vượt sông Mê Công vào đất Lào. Sau gần 20 ngày, chúng đã tiến gần đến biên giới Việt Nam. Nhưng chúng chưa kịp vào đất ta thì đã bị quân tình nguyện Việt Nam và bộ đội Lào bao vây, tiến công 15 trận. Trận đánh cuối cùng ngày 28-8, Hoàng Cơ Minh đã bỏ xác trong đám loạn quân. Ta đã đập tan cuộc hành quân “Ðông Tiến II” của chúng.
Hoàng Cơ Minh và đồng bọn
Ðến cuối năm 1987, lực lượng phản động Hoàng Cơ Minh cơ bản bị tan rã. Trong số 15 tên chạy sang đất Thái-lan có Ðào Bá Kế (tức Trần Quang Ðô). Thấy chủ tướng bị chết, y đã đứng ra tập hợp và chỉ huy số tàn quân, dời căn cứ vào sâu trong đất Thái-lan khoảng 20 km, tiếp tục tuyển mộ lực lượng, chuẩn bị thực hiện cuộc hành quân “Ðông Tiến III”.
Ngày 22-8-1989, Ðô chỉ huy hai “Quyết đoàn” gồm 68 tên, tiến hành vũ trang xâm nhập Việt Nam, thực hiện cuộc hành quân “Ðông Tiến III”. Chúng được trang bị bốn khẩu B40, 14 khẩu M72, 57 súng AK, sáu khẩu súng ngắn và rất nhiều phương tiện thông tin hiện đại.
Theo kế hoạch, chúng sẽ xâm nhập các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Ðà Nẵng, Gia Lai, Kon Tum để xây dựng các “căn cứ tạm”. Sau đó phát triển lực lượng xuống đồng bằng sông Cửu Long, tiến hành phá hoại một số mục tiêu kinh tế quan trọng như nhà máy, cầu cống, đường xe lửa; thu thập tin tức gửi ra nước ngoài.
Vào đất Lào chưa được một tuần, chúng đã bị quân và dân Lào phát hiện, bị pháo kích và truy bắt, không liên lạc được với căn cứ. Do bị truy kích liên tục, lại bị đói, khát, nên ngày 19-9-1989, chúng buộc phải ra hàng.
Như vậy, quân và dân Lào phối hợp bộ đội tình nguyện và công an Việt Nam đã phát hiện, tiêu diệt và bắt những toán biệt kích khi chúng chưa kịp xâm nhập lãnh thổ Việt Nam. Số đối tượng bị bắt trong cả ba đợt đã bị đưa ra truy tố trước pháp luật và bị tòa án nhân dân xử phạt thích đáng.
Tháng 12 năm 1987, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án Nhân dân tối cao của Việt Nam đã mở phiên tòa xét xử “Vụ án Hoàng Cơ Minh cùng đồng bọn” và tuyên phạt: 1 chung thân, 15 án từ 3 đến 19 năm tù giam, một án treo, 1 tha bổng. Sau khi trở về Hoa Kỳ, ngày 10 tháng 4 năm 1991 một số thành viên khác có tham gia trong cuộc Đông tiến bị truy tố về các gian lận tài chính. Đông tiến đến đây kết thúc.
Một sự thất bại đau đớn, ê chề trong lịch sử chống Việt Nam của bọn Việt Tân được đám giặc già tiếp tục dung dưỡng, truyền lửa lại cho đám hậu bối với hy vọng “con hơn cha là nhà có phúc”. Nhưng những chiến dịch nhằm mưu đồ lật đổ Nhà nước Việt Nam của Việt Tân vẫn dừng lại ở con số “0” tròn chĩnh là lời cảnh tỉnh chưa hề muộn để chúng cần chấm dứt mọi hành động. Vì xâm phạm đến an ninh quốc gia của Việt Nam chỉ có một kết cục duy nhất là sự trả giá bằng pháp luật và hơn bao giờ hết, đại đa số người dân Việt Nam cũng đều nhận thức rõ được âm mưu đen tối của Việt Tân, nhất là việc có những người ở Việt Nam đã xa vào vòng lao lý do lầm được lạc lối đã bị Việt Tân móc nối, lừa bịp, sai khiến vào hoạt động vi phạm pháp luật là bài học đắt giá vẫn còn nguyên giá trị.
Mã Phi Long
Nguồn: Bản tin Dân chủ