Vụ án Đồng Tâm mặc dù mới chỉ kết thúc ngày thứ 3, nhưng xem ra làng đấu tranh dân chủ, trong đó có luật sư núp bóng dân chủ vẫn cố tình ngụy biện bằng những suy diễn có tính chất số học mà cố tình bỏ qua các tình tiết khách quan của vụ án nên có thể gây hiểu nhầm trong dư luận nếu không suy xét …
Phiên tòa hình sự sơ thẩm do Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội tiến hành từ ngày 7/9 đến nay 9/9 mới chỉ là 3 ngày đã qua các phần thủ tục tố tụng như kiểm tra tư cách, thẩm vấn, viện kiểm sát trình bày và tranh tụng (riêng tranh tụng mới chỉ được 1/2 buổi, sáng mai 10/9 sẽ tiếp tục tranh tụng) nhưng xem ra những kẻ chống phá, hậu thuẫn cho những kẻ cướp đất quốc phòng, giết người, chống người thi hành công vụ mang danh nhóm Đồng Thuận vẫn cố tình ngoan cố ngụy biện bằng những lí lẽ rời rạc để đánh lừa bản chất của sự việc, vụ án đang được xét xử theo đúng trình tự tố tụng.
Cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta đã thấy xuất hiện những vấn đề (câu hỏi) cần phải giải đáp khi những kẻ mang danh luật sư dân chủ đưa ra có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được xét xử. Để rộng đường dư luận, Đấu trường dân chủ có một vài ý kiến liên quan đến 3 câu hỏi này.
RFA đưa tin “cụ Kình tay không cầm lựu đạn’ nhưng Bùi Than Hiếu đưa tin ‘trách luật sư Hà Huy Sơn hỏi bị cáo Hiểu’ rằng chỉ nên hỏi bị cáo Hiểu ‘ông Kình có cầm lựu đạn không’ thôi, đằng này lại hỏi cầm cái gì nên bị cáo Hiểu phải trả lời cầm đinh ba…
Thứ nhất, cụ Kình cầm đinh ba hay cầm lựu đạn ?
Theo như lời khai của bị cáo Bùi Viết Hiểu (một trong số bị cáo liên tục thay đổi lời khai và thừa nhận rằng mình mắt kém, 77 tuổi) thì ông Kình trước khi bị bắn tay cầm đi ba và ngược lại với thông tin đưa ra là cụ Kình tay cầm lựu đạn. Đặt giả thiết, nếu cụ Kình tay cầm đinh ba thì tại sao trong hồ sơ kết luận điều tra và cáo trạng không hề nhắc đến hung khí trong số các hung khí thu giữ là đinh ba? mặc dù các hung khí khác như bùi nhùi, bom xăng, dao phóng lợn, tuýp sắt (có ảnh chụp thu giữ trước khi điều tra) không hề thấy đinh ba ? vậy chiếc đinh ba này được ‘cất giấu đi đâu’? Cũng giả thiết cho rằng, cụ Kình cầm lựu đạn hoặc cầm đinh ba trong bán kính 1m thì có thể gây sát thương như thế nào ? Hoặc giả thiết, cụ Kình tay cầm lựu đạn (phù hợp với kết luận điều tra) thì số lựu đạn được mua 20 quả đã chia cho hết các bị cáo khác trong đó không có ông Lê Đình Kình vậy thì quả lựu đạn số 21 này ở đâu ra ?
Trả lời các câu hỏi này, chúng tôi cũng chỉ xin nhắc một số tình tiết để các bạn thấy được rằng cái gì đúng, cái gì sai và tính hợp lý, hợp pháp của nó ở chỗ nào.
Một là, lời khai trên lại hoàn toàn dựa vào lời khai của một bị cáo 77 tuổi, tự nhận mắt kém, trong điều kiện trời tối, nhà tối (lúc đó điện tắt chỉ có những ánh sáng phát ra từ những vật liệu nổ là bom xăng-phóng sự VTV đã đưa) thì liệu sự ‘cảm nhận’ của một bị cáo đã không nhìn rõ đã là đúng ? Bởi, lựu đạn cầm trong tay rất nhỏ, vừa lòng bàn tay nên ở trong điều kiện đó không thể khẳng định có cầm hay không ? Mặt khác, tay khác của cụ Kình có thể cầm một tuýp sắt, bùi nhùi mà chính bị cáo Hiển nhầm thành đinh ba nên mới khẳng định rằng cụ Kình chỉ cầm đinh ba mà không nhìn thấy tay kia vẫn nắm chặt quả lựu đạn trong lòng bàn tay.
Hai là, kết luận điều tra cho rằng chỉ thu giữ được 20 quả lựu đạn, nhưng chia cho số bị cáo đã nhận đủ số 20 quả lựu đạn này thì việc cụ Kình không thể có quả lựu đạn thứ 21. Vậy, đâu là giải đáp của vấn đề ? Trước hết, chúng ta cần khẳng định rằng, biên bản thu giữ vật chứng chỉ ghi nhận có 20 quả lựu đạn trên thực tế, trong khi đó trong số 29 bị cáo có 20 người đã nhận mình được giao hoặc giữ quả lựu đạn đó về số học thì dư 1 quả đó là quả do cụ Kình cầm trong tay khi chết (theo kết luận điều tra). Phải chăng, ở đây có sự ‘sai’ hoặc ‘nhầm lẫn’ về biên bản thu giữ chứng cứ ? Thực tế là không ? 20 quả vẫn là 20 quả lựu đạn mà không có quả thứ 21. Bởi, Lê Đình Công đã tự nhận rằng không được giao giữ quả lựu đạn nào đó là điều vô lý và càng vô lý hơn là gia đình bị cáo Nguyễn Đình Công không ai giữ lựu đạn ? Vậy, người giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu lại không cầm lựu đạn thì liệu những người khác có giám cầm ? có giám sử dụng ? Một điều mà chúng ta dễ nhận ra ở chỗ ông Lê Đình Kình và Lê Đình Công cầm được giao giữ, sử dụng 1 quả nhưng quả này Công đưa cho ông Kình nên Công không cầm và khai luôn là gia đình Nguyễn Đình Kình không ai giữ.
Ba là, về mặt bản chất tội phạm cụ Kình tay cầm đinh ba và tay cầm lựu đạn nếu trong tình huống cán bộ, chiến sĩ công an đột nhập được ‘lô cốt’ của những kẻ cố thủ trong thời điểm đó thì chắc chắn nếu tay cầm đinh ba và với khoảng cách 1 m (ông Hiểu khai) thì chắc chắn sẽ phải ‘bắn’ trong trường hợp phòng vệ chính đáng.
Vậy, 2 vấn đề đặt ra là lời khai của bị cáo Hiển là ông Kình cầm đinh ba và lời khai của các bị cáo nhận, giữ và sử dụng lựu đạn chỉ có 20 bị cáo sao lại dư thêm 1 quả ‘tay cụ Kình cầm’ đã có lời giải đáp khá tường minh. Không thế, làng đấu tranh dân chủ lại ‘trách’ luật sư dân chủ Hà Huy Sơn rằng ‘sao không hỏi bị cáo Hiểu là ông Kình có cầm lựu đạn không?’ mà lại đi hỏi thế ông Kình cầm gì để rồi bị cáo hiểu phải ‘liến thoắng’ rằng ‘cầm đinh ba’ trong khi biên bản thu giữ vật chứng không hề có đinh ba.
Thứ hai, bị cáo hiểu khai chiến sĩ công an bắn cụ Kình chỉ cách 1m, nòng súng to bằng cổ tay, chó nghiệp vụ kéo đi và bị cáo Hiểu bị bắn chết hụt.
Theo lời khai của bị cáo Hiểu, nòng súng to bằng cổ tay (theo câu hỏi của luật sư Hà Huy Sơn dựa vào kinh nghiệm chiến trường thì nòng súng to bằng cổ tay là loại súng gì?) là súng chạm nổ. Xin thưa, theo biên chế hiện tại của lực lượng công an nhân dân (không phải quân đội nhân dân) thì loại súng có nòng súng to bằng cổ tay không có loại nào như vậy. Bởi, K54, AK thì nòng súng cũng không thể to bằng cổ tay nên điều này có thể thấy có hai nghi vấn: Một là, do mắt kém (như trên đã trình bày nên nhìn gà hóa cuốc) và hai là, cố gắng nại ra một loại súng gì đó thật to để ngụy biện, đổ lỗi cho chiến sĩ công an. Nếu xét về lí lịch, bị cáo Hiểu là người đã từng kinh qua trận mạc, tiếp xúc với nhiều loại súng … (là cựu chiến binh) nhưng lại nói rất đơn giản là ‘nòng to bằng cổ tay’ và là ‘loại súng trạm nổ’ thì thật là khó tả.
Lí do bị cáo Hiểu bị bắn hụt, rất tiếc là Hội đồng xét xử, luật sư không hỏi xem bị cáo Hiểu lúc đó có cầm gì không ? mà khai bị bắn, bị bắn trượt ‘chết hụt’. Giả sử, chiến sĩ công an bắn cụ Kình mà ông Hiểu đứng cạnh bị bắn hụt thì quả là lạ và rất lạ? Mặt khác, khi chiến sĩ công an bắn cụ Kình không lẽ bị cáo Hiểu cùng phòng đứng nhìn mà không hề ‘động đậy gì’ ?
Ba là, chó nghiệp vụ kéo xác cụ Kình đi, vậy thì kéo đi đâu ? Tại sao bị cáo Hiểu không trình bày rõ xem chó nghiệp vụ kéo đi đâu ?
Bốn là, nếu đứng cách 1 m thì người bắn (chiến sĩ công an) đứng ở vị trí nào ? ông Kình đứng ở vị trí nào? và bị cáo Hiểu đứng ở vị trí nào ? trong 1 phòng nhỏ chưa đầy 12 m vuông.
Thứ ba, bị cáo Lê Đình Công khai 10 ngày thì bị đánh cả 10 ngày bằng dùi cui cao su (theo câu hỏi của luật sư Đặng Đình Mạnh với bị cáo).
Quả thật, lí do vì sao bị cáo Lê Đình Công khai tất cả các thành viên trong gia đình không ai cầm 1 quả lựu đạn nào đến khi khai bị đánh 10 ngày cả 10 đã cho thấy có một sự ‘điều chỉnh’ nhẹ nào đó từ phía bên ngoài (có thể lý do các luật sư yêu cầu được tiếp xúc với bị cáo ngay tại phiên tòa đã làm cho bị cáo Công có 2 điểm mấu chốt để khai). Tuy nhiên, dù tinh vi thì cáo vẫn lòi đuôi. Bởi, trong số 29 bị cáo thì chỉ có 01 bị cáo (bị cáo Công) khai bị đánh đập mà theo lời khai đó là quản giáo Phạm Việt Anh?
Câu hỏi mà chỉ có bị cáo Lê Đình Công trả lời
Giả thiết cho rằng, quản giáo Phạm Việt Anh đánh Lê Đình Công 10 ngày cả 10 thì cũng phải hỏi lại xem bị cáo Lê Đình Công đã chấp hành nghiêm quy chế trại tạm giam hay chưa ? Việc đánh đó như thế nào ? có hay tổn hại về sức khỏe, tinh thần hay không ? Nếu gây tổn hại về sức khỏe, tinh thần thì mới được cho là vi phạm Công ước chống tra tấn (viết tắt tên công ước) mà Việt Nam là thành viên nhưng nhìn kỹ thân thể bị cáo Lê Đình Công tại phiên tòa và phần trả lời của mình thì rõ ràng không có biểu hiển của sự tra tấn, đánh đập tàn bạo, vô nhân đạo như Công ước đưa ra. Vậy, đánh bằng dùi cui cao su không gây đau đớn về thể xác và tinh thần của bị cáo thì liệu có thể vu cáo được không ?
Giả thiết khác, khả quan hơn là bị cáo Công đã được ‘mớm cung’ trong quá trình tiếp xúc với luật sư nên tự ‘nặn ra việc bị đánh’ như giả thiết trên. Điều này lý giải rằng, vì sao 29 bị cáo trong vụ án này 28 bị cáo không ai khẳng định bị đánh đập mà chỉ duy nhất có 1 bị cáo (bị cáo Công) cho rằng bị đánh đập.
3 vấn đề trên mặc dù chúng tôi đưa ra giải thích với giả thiết ở nhiều tình huống khác nhau nhằm làm rõ bản chất thật của vấn đề ở đây là gì? lời khai của bị cáo Hiểu, bị cáo Công có phù hợp hay không ? và những thông tin phát tán trên mạng xã hội để bịa đặt, vu cáo liệu có thay đổi được bản chất vụ án? Vấn đề quan trọng nhất mà chúng tôi muốn nhắc lại để mọi người thấy rõ rằng: ‘chứng cứ’ là quan trọng còn lời khai không phải là quyết định bởi nguyên tắc ‘trọng cứ hơn trọng cung’ là một nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự. Nói ra điều này, chắc các luật sư biết rõ vì một người tự nhận phạm tội giết người nhưng nếu không có chứng cứ thì cơ quan tố tụng không thể ra phán quyết người đó là tội phạm giết người. Nhưng, xem ra các luật sư lại cố tình ‘phớt lờ’ nguyên tắc này mà viện dẫn những cái từ lời khai của các bị cáo để lấy đó làm điểm ‘chốt’ cho vụ án Đồng Tâm trước dư luận.
Phải chăng, những kẻ khoác đấu tranh dân chủ, báo chí thiếu thiện chí cùng vào hùa với quan điểm trên của luật sư hòng làm thay đổi bản chất của vụ án này? Xin thưa, người dân Việt Nam đã quá rõ vụ án này, nhất là người dân ở Đồng Tâm và xung quanh khu vực sân bay Miếu Môn. Chỉ nghe tin, Viện kiểm sát đã mở rộng chính sách khoan hồng trong việc chuyển 19 bị cáo từ bị truy cứu tội danh giết người sang tội danh chống người thi hành công vụ và đề xuất mức án thấp nhất cho các bị cáo đã khẳng định rằng tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc của con người Việt Nam, nền tư pháp Việt Nam chứ có ai nghe những lời các nhà đấu tranh dân chủ ‘ngồi xổm’ phán trên không gian mạng.
Tất nhiên, quy trình tố tụng vẫn còn tiếp tục vào ngày mai và phán quyết cuối cùng vẫn thuộc về Hội đồng xét xử trên cơ sở quy định của Bộ luật hình sự và Tố tụng hình sự nhưng người dân Việt Nam vẫn luôn đặt niềm tin vào nền tư pháp Việt Nam luôn nhân đạo, nhân văn sâu sắc với những ai biết ăn năn, hối cải và trừng trị nghiêm khắc với những kẻ ngoan cố, cầm đầu, thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nguy hiểm, có tính chất côn đồ, khủng bố.
Thành Nam
Nguồn: Đấu trường Dân chủ