Trang chủ Đấu trường dân chủ Ngày xét xử thứ nhất vụ án Đồng Tâm: Lộ bộ mặt...

Ngày xét xử thứ nhất vụ án Đồng Tâm: Lộ bộ mặt ‘vu cáo’ có hệ thống của làng đấu tranh dân chủ

164
0

Kết thúc ngày xét xử  sơ thẩm hình sự thứ nhất (ngày 7/9) vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ở Đồng Tâm đã cho thấy rõ bộ mặt chống phá có hệ thống của làng đấu tranh dân chủ về vụ án và phiên tòa này.

Mâu thuẫn bất nhất trong việc tung tin vu vạ

Ngay sau khi kết thúc phần thủ tục phiên tòa buối sáng, luật sư và làng đấu tranh dân chủ đã nhanh tay cào phím phối hợp với RFA để bắt đầu la làng vu vạ cho rằng ‘yêu cầu của luật sư để được tiếp xúc với bị cáo’ nhưng yêu cầu này cũng như yêu cầu triệu tập nguyên Chủ tịch Nguyễn Đức Chung không được chủ tọa phiên tòa chấp thuận’.

Ngay khi xuất bản tin này, làng đấu tranh dân chủ om xòm la lối, kêu gào, chia sẻ cho rằng ‘án bỏ túi’, ‘quy trình xét xử đã ấn định sẵn’, ‘trình tự tố tụng thiếu khách quan’,…. Ở đây, chúng tôi chưa bàn đến việc đúng sai về việc cho phép hay không cho phép bởi Chủ tọa phiên tòa quyết định đều dựa trên cơ sở pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 mà chỉ để cập đến cái ‘mâu thuẫn’ ngay chính nội bộ những kẻ cào phím, những kẻ mang danh đấu tranh dân chủ về phiên tòa hôm nay.

Ngày xét xử thứ nhất vụ án Đồng Tâm: Lộ bộ mặt 'vu cáo' có hệ thống của làng đấu tranh dân chủ

RFA vội vàng đưa tin sau khi kết thúc phiên xét xử buổi sáng cho rằng ‘yêu cầu của luật sư là được tiếp xúc với bị cáo không được Hội đồng xét xử’ chấp thuận

Cuối buổi chiều ngày hôm nay, nhà đấu tranh dân chủ Phạm Đoan Trang lại thể hiện khả năng cào phím vu cáo về một bài viết cho rằng ‘theo luật sư nhiều bị cáo bị đánh đập nhiều nên sợ phải khai theo chỉ đạo’ và thông tin đáng chú ý mà Phạm Đoan Trang đưa ra trong bài viết trên trang cá nhân của mình là:  ‘Một số bị cáo “may mắn” được tiếp xúc với luật sư có hé lộ cho luật sư biết rằng họ bị tra tấn đến mức không chịu nổi, và được điều tra viên ép “cứ nhận đi rồi có gì ra tòa phản cung sau””.

Ngày xét xử thứ nhất vụ án Đồng Tâm: Lộ bộ mặt 'vu cáo' có hệ thống của làng đấu tranh dân chủ

Nhưng đến tối nay, sau khi kết thúc phiên xét xử buổi chiều Phạm Đoan Trang lại cào phím khẳng định theo lời kể của luật sư thì ‘một số bị cáo may mắn được tiếp xúc được với luật sư’

Vậy, nếu như Phạm Đoan Trang viết ‘một số bị cao may mắn được gặp luật sư tại phiên tòa’ thì bài viết của luật sư trên RFA buổi trưa nay là ‘Chủ tọa không cho phép yêu cầu của luật sư được tiếp xúc với bị cáo’ thì thông tin nào là đúng ?

Phải chăng, cả hai bài viết trên cũng như các bài viết về vụ án Đồng Tâm đều cào phím theo một chủ đích là vu vạ, la làng không cần biết đến sự thật, đến chứng cứ,….. ? Trong khi đó, phiên tòa xét xử công khai có đầy đủ các thành phần, đại diện, thậm chí cả hệ thống các cơ quan thông tấn báo chí và 33 luật sư tham gia bào chữa lại có thể bị Hội đồng xét xử ‘che mắt’ ?

Chỉ một chi tiết mâu thuẫn giữa Phạm Đoan Trang (theo lời kể của luật sư) với bài viết trên RFA (cũng theo lời kể của luật sư) đủ cho thấy những kẻ táng tận lương tâm cố gắng ngụy biện cho kẻ giết người, chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm.

Sự bẽ bàng của luật sư và làng đấu tranh dân chủ

Trong buổi sáng nay, cũng như trước đó khí thế của các luật sư vẫn ‘tràn trề’ năng lượng để tự tin đưa ra những biện luận ‘cùn’ mà bấy lâu nay vẫn đưa lên mạng để tham khảo như ‘ông Hiểu thoát chết và chứng kiến ‘cảnh sát đứng cách cụ Kinh 1m, nòng súng to bằng cổ tay bắn thẳng ngực cụ Kình và sau đó cho chó nghiệp vụ vào kéo xác cụ Kình đi’ hoặc ‘không cho copy chứng cứ bằng video’, rồi thì ‘bị tra tấn ép cung nên các chứng cứ lời khai mâu thuẫn’….. Thông tin này khi đưa ra trên mạng xã hội đã bị cư dân mạng bóc mẽ với câu hỏi ‘súng gì mà nòng súng to bằng cổ tay’ ? chó nghiệp vụ ‘lôi xác cụ Kình đi đâu ?’ …. đủ khiến cho luật sư cũng như làng đấu tranh dân chủ ‘bẽ bàng’.

Tuy nhiên, tiếp tục buổi xét xử chiều nay đến phần xét hỏi các bị cáo thì các bị cáo đồng loạt khẳng định rằng bị ông Lê Đình Kình lôi kéo:

Bị cáo Bùi Viết Hiểu (77 tuổi), là người trả lời thẩm vấn đầu tiên. Là người cao tuổi nhất trong số các bị cáo bị đưa ra xét xử, đứng trước bục khai báo, hai tay đan chéo trước bụng, ông Hiểu cúi đầu khai đã có lần thôi không tham gia “Tổ đồng thuận” nữa nhưng lại bị ông Kình thuyết phục tiếp tục tham gia.

Tại cơ quan điều tra, ông Hiểu thừa nhận biết rõ nguồn gốc đất đồng Sênh là đất quốc phòng nhưng do bị lôi kéo nên đã tham gia vào việc chống đối chính quyền.

Tuy nhiên tại tòa, bị cáo Hiểu lại phản cung cho rằng tại đồng Sênh chỉ có 47,36 ha bị thu hồi để làm sân bay Miếu Môn, số còn lại là đất nông nghiệp.

HĐXX đã cho trình chiếu lời khai của bị cáo Hiểu tại cơ quan điều tra. Theo đó ông Hiểu thừa nhận đất ở cánh đồng Sênh thuộc quản lý Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên do có ý định chiếm đoạt đất nên ông Hiểu đã cùng ông Lê Đình Kình (nguyên bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm) thường xuyên lôi kéo kích động người dân khiếu kiện.

.

Ngày xét xử thứ nhất vụ án Đồng Tâm: Lộ bộ mặt 'vu cáo' có hệ thống của làng đấu tranh dân chủ

Bị cáo Bùi Viết Hiểu tại phiên tòa – Ảnh: DANH TRỌNG-Tuổi trẻ

Liên quan hành vi chống người thi hành công vụ xảy ra sáng 9-1, bị cáo Hiểu khai tối hôm trước có đến nhà ông Kình ngủ. Khi công an Hà Nội chưa tiến vào thôn Hoành, bị cáo Hiểu ném hai chai bom xăng về phía tổ công tác rồi đi vào phòng ông Kình và không biết sự việc bên ngoài xảy ra như nào.

Trong phần thẩm vấn, bị cáo Nguyễn Văn Tuyển cũng khai bị ông Kình lôi kéo tham gia khiếu kiện để sau này được chia đất.

Tại phiên tòa, bị cáo Lê Đình Công khai cùng một số người khác làm nhiều bom xăng, mua lựu đạn “với mục đích giữ đất”. Bị cáo cùng với Bùi Viết Hiểu và Nguyễn Văn Tuyển bàn bạc để mua lựu đạn, bị cáo là người trực tiếp chỉ đạo Nguyễn Quốc Tiến mua lựu đạn.

Về nguồn tiền mua lựu đạn, bị cáo Công khai đây là số tiền vận động người dân Đồng Tâm đóng góp được hơn 48 triệu đồng để thuê luật sư. Họ đã đưa cho luật sư 25 triệu đồng, số tiền còn lại để mua lựu đạn.

“Tại sao giữ đất phải dùng đến lựu đạn?” – chủ tọa hỏi.

Bị cáo Công khai đã cùng bàn bạc với các thành viên tổ đồng thuận là khi lực lượng chức năng về thu hồi đất thì sẽ yêu cầu đưa ra các quyết định liên quan.

“Nếu không đưa ra được mà cố tình xây dựng thì bước đầu sẽ dùng gạch đá để ngăn chặn, sau sẽ là bom xăng và bước đường cùng thì các bị cáo sẽ sử dụng lựu đạn”, bị cáo Công khai.

Ngày xét xử thứ nhất vụ án Đồng Tâm: Lộ bộ mặt 'vu cáo' có hệ thống của làng đấu tranh dân chủ

Bị cáo Lê Đình Công xin lỗi gia đình 3 chiến sĩ hi sinh – Ảnh: DANH TRỌNG-Tuổi trẻ

Bị cáo Công thừa nhận có hành vi sai phạm, chống đối lại cơ quan chức năng tại xã Đồng Tâm rạng sáng 9-1. Khi công an đến, bị cáo trực tiếp ném bom xăng và “ném một quả lựu đạn nhưng không rút chốt”.

Lê Đình Công – một trong những người cầm đầu vụ việc, nói hết sức hối hận vì 3 chiến sĩ công an đã hi sinh khi vụ án xảy ra.

“Sau khi bị cáo bị bắt tạm giam, được biết 3 chiến sĩ cảnh sát hi sinh nên bị cáo rất hối hận. Tại phiên tòa hôm nay cho bị cáo được xin lỗi 3 gia đình có chiến sĩ hi sinh tại Đồng Tâm và mong được họ tha thứ cho mình”, bị cáo Công chắp hai tay trước bụng cúi mặt nói.

Bị cáo Công cũng thừa nhận đã nhận ra những sai lầm của mình, thành khẩn khai báo trước cơ quan điều tra để mong được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Bị cáo Lê Đình Chức cũng khai đã cầm ba chai bom xăng ném về phía tổ công tác. Khi công an đi ra phía ngoài cổng làng, bị cáo rút chốt lựu đạn ném nhưng không nổ.

Khi nghe hô có người rơi xuống hố, bị cáo chạy xuống khu vực giếng trời cầm tuýp sắt gắn dao phóng lợn chọc xuống hố. Khi có lửa bùng lên, bị cáo Chức rót hai nắp can xăng đổ xuống hố.

“Khi gặp Nguyễn Quốc Tiến, bị cáo nói với Tiến bọn tao đổ xăng đốt mấy thằng dưới hố rồi”.

Theo cáo trạng, bị cáo Chức cùng Lê Đình Doanh trực tiếp đổ xăng xuống hố, châm lửa đốt. Hậu quả làm 3 chiến sĩ công an tử vong do ngạt khí và bị thiêu cháy.

33 luật sư, cùng với hằng nghìn người theo dõi trực tiếp tại khán phòng và qua loa đều nghe rõ mồn một từng câu, từng từ các bị cáo trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử. Tất cả đều rất ‘ngỡ ngàng’ và đau xót chỉ vì ‘tham lam’ muốn biến đất quốc phòng thành đất của mình mà nhóm mang danh Đồng Thuận đã có dã tâm như lên kế hoạch, mua vũ khí, vật liệu nổ, hung khí để tấn công lực lượng công an, nhất là tấn công làm 3 chiến sĩ công an hy sinh.

Tuy nhiên, những kẻ đã ‘mất công cào phím suốt 8 tháng qua về vụ việc này không giám thừa nhận, không giám chấp nhận sự thật đó vẫn ôm hận ‘cào phím’ la làng, vu vạ đến nỗi có sự cào phím bất nhất như trên.

Vụ án giết người, chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm mặc dù mới chỉ kết thúc 1 ngày xét xử còn 9 ngày nữa (theo dự kiến) nhưng đã chứng minh cho mọi người thấy rõ ràng về âm mưu đen tối, bày tay bẩn thỉu của những kẻ ‘tiếp xức’ ‘hà hơi’ và tội ác man dợ của 29 bị cáo đang đứng trên phiên tòa xét xử. Chắc chắn, bản án nghiêm khắc sẽ giành cho những kẻ có hành vi đặc biệt nguy hiểm, tính chất côn đồ nhưng cũng vạch mặt những kẻ ‘hậu thuẫn’ đứng sau hô hào, kích động, tiếp xức cho những tên tội phạm này.

Thành Nam

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây