Trang chủ Luận bàn - Phản biện Bày trò công kích giới thực thi pháp luật, RFA lộ rõ...

Bày trò công kích giới thực thi pháp luật, RFA lộ rõ chân tướng chủ thể “chính trị hoá” vụ án Đồng Tâm

208
0

Đồng Tâm: luật sư nói vụ án thông thường nhưng bị coi như một vụ án chính trị”.

Đó là tên của một bài báo trên RFA.

Và theo cách hiểu và nội dung tít bài, chúng ta sẽ hiểu rằng, chính bài viết đang lên án giới thực thi pháp luật trong nước khi “chính trị hoá” một vụ án hình sự “thông thường”. Bày trò công kích giới thực thi pháp luật, RFA lộ rõ chân tướng chủ thể Bài báo trên RFA (nguồn: RFA).

Bài báo có đoạn: “Sau gần 9 tháng xảy ra cuộc tấn công của lực lượng công an nhằm vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm liên quan đến tranh chấp đất đai giữa chính quyền và người dân khiến 4 người thiệt mạng, gia đình 29 người dân Đồng Tâm bị bắt đến nay vẫn chưa được gặp mặt để biết về tình hình sức khỏe người thân trong trại giam. Do vậy họ mong chờ ngày xét xử diễn ra để có thể thấy mặt thân nhân.

Nói rõ hơn về tình trạng vừa nêu, chị Oanh, một người dân Đồng Tâm cho hay:

“Người dân mong chờ phiên tòa rất lâu, từ ngày 9/1 bắt 29 người đi thì người thân cũng chưa có bất kỳ thông tin chính xác nào từ 29 người bị bắt nên rất mong mỏi phiên tòa này để ít nhất có thể ra phiên tòa để nhìn thấy người thân mình thế nào. Chỉ khi luật sư đăng lên thì mới biết, còn không thì chẳng biết thêm gì cả. Luật sư thì nghe bảo từ đó đến giờ mới chỉ gặp một lần thì họ bảo sức khỏe mọi người tạm thời ổn định, nhưng chỉ là nghe nói chứ thực tế thì không biết được. Tình hình anh Chức thì đợt trước bị bệnh sau nghe bảo đỡ hơn một chút.”

RFA liên lạc với Luật sư Ngô Anh Tuấn, thuộc công ty luật ATN tại Hà Nội và được ông cho biết tình hình gặp gỡ thân chủ của các luật sư đã được cải thiện so với trước đây:

“Trước khi chúng tôi có kiến nghị tập thể thì việc tiếp cận hồ sơ, tiếp cận thân chủ có gặp khó khăn, nhưng đến thời điểm này thì mọi người đều có thể gặp hết rồi. Trước đây trong giai đoạn điều tra, khi hồ sơ chưa qua Viện Kiểm sát chúng tôi nhiều lần kiến nghị liên quan đến việc kết thúc điều tra thì chúng tôi có quyền tiếp cận hồ sơ. Tuy nhiên từ cơ quan điều tra đến Viện Kiểm sát đều không cho chúng tôi tiếp cận hồ sơ, sau khi hồ sơ qua tòa thì chúng tôi có một số kiến nghị. Sau đó tòa đã chấp thuận cho các luật sư được sao chụp hồ sơ thì đến thời điểm này tất cả các luật sư đã có hồ sơ trong tay. Còn các luật sư chỉ định thì có lẽ họ nghiên cứu theo hướng của họ, chắc họ không sao chụp hết.”

Theo dõi những gì bài báo phản ánh, điều dễ thấy cái được cho là chính trị hoá trong vụ án này đơn thuần chỉ là việc hạn chế thông tin cũng như việc thăm nom của các bị can trong vụ án của người thân và luật sư. Nó đơn thuần chỉ có thế và không hơn không kém!

Trong khi đó nội hàm của vấn đề “chính trị hoá” một vụ án thông thường không đơn thuần chỉ có thế. Nó có thể là việc các cơ quan thực thi pháp luật có những chế tài đặc biệt hoặc làm những điều không được quy định trong pháp luật… Nhưng với những gì được viết ra thì đó có chăng là sự hạn chế một số vấn đề liên quan phục vụ công tác điều tra. Và như thế, ngay nhận thức vấn đề đã có vấn đề…

Đảo ngược lại vấn đề chúng ta sẽ thấy: Không phải cơ quan thực thi pháp luật mà chính vụ án đang được một bên khác “chính trị hoá”, làm đảo lộn và khiến nó biến sang một biên độ khác.

Họ ở đây chính là các nhà dân chủ, là những trí thức mạt hạng và cả những kẻ gửi tiền về ủng hộ đám người tanh tưởi tại Đồng Tâm này. Chính với hành động cỗ vũ về vật chất, tinh thần cho đám này, người thân, rồi cả động thái gửi đơn từ khắp nơi, ra cả quốc tế mới khiến cho vụ án bị “chính trị hoá”; và cũng vì lẽ đó nên thay vì lên án tội ác mà chúng đã gây ra cho 3 cán bộ Công an bị giết hại một cách thương tâm, dã man, chúng và những kẻ ủng hộ chúng lại lãng quên tội ác và chĩa mũi dư luận về phía chính quyền, giới thực thi pháp luật.

Đó là một sự đánh tráo mà xem chừng dưới góc cạnh nào của vấn đề cũng cần nhìn nhận lại một cách phù hợp.

Và như thế, có thể thấy với bài báo của mình, nhà đài RFA đang cố tình xác lập nên một thực tế trái ngược, không bản chất; mục đích không ngoài khiến dư luận chú ý và chỉ trích chính quyền nhà nước, giới thực thi pháp luật. Nhưng rồi, chính những điều họ (RFA) gợi mở lại khiến dư luận phải hiểu lại, xem lại ai mới là kẻ đi “chính trị hoá” vụ án Đồng Tâm….

Một điều dễ thấy khác là trong mấy ngày qua sau khi lịch trình phiên toà Đồng Tâm được công bố thì đã xuất hiện sau đó những “động thái” chính trị hoá vụ án Đồng Tâm. Điều này đã được blog Việt Nam mới chỉ ra ở bài trước đó: “Nhưng rồi, qua theo dõi, vẫn xuất hiện những tiếng nói có tính đối nghịch, ngược chiều và cổ vũ cho những kẻ khát máu và tanh tưởi kia. Phạm Minh Vũ, một nhà dân chủ đã ra sức công kích, cho rằng “chính quyền tiếp tục đàn áp người dân xã Đồng Tâm để làm gương răn đe người dân cả nước phải quy phục chỉ đạo của chính quyền”; “chính quyền phủ nhận trách nhiệm trước cái chết ông Lê Đình Kình”; “phiên tòa sắp tới đã được sắp xếp để buộc người dân xã Đồng Tâm phải chấp nhận mất đất”…

Và nhiều cáo buộc khác được nói ra mặc dù đó đa phần là những suy diễn vô căn cứ…

Không chỉ có thế, trên nhiều diễn đàn, đám dân chủ chống đối quốc nội, được sự hậu thuẫn và được bơm tiền từ đám bên ngoài đã lên kế hoạch để kéo về Đồng Tâm gây chuyện. Mọi thứ đã được định sẵn và kèm theo những điều thực sự đáng lo ngại.

Vị chủ toạ phiên toà cũng được công bố tên tuổi, hình ảnh, số điện thoại để tiện cho việc khủng bố, uy hiếp tinh thần trước thềm phiên toà!

Đám luật sư cũng được huy động tối đa với những tên tuổi máu mặt và cũng tanh hôi mùi tiền để những mong biến tội ác thành điều gì đó dễ nhìn hơn; và quan trọng hơn chúng đang muốn nhà nước, cơ quan thực thi pháp luật tha bổng cho chúng…”.

Đó cũng là cái sự trớ trêu, khó hiểu trong cách làm truyền thông của RFA…

An Chiến

Nguồn: Việt Nam mới

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây