Vụ việc lình xình với Nguyễn Phương Hoa về tiền nong bất nhất, thậm thụt chưa có hồi kết, mới đây, mà cụ thể là ngày 26/8/2020, nghe hơi nồi chõ ở đâu, zâm chủ Phạm Thị Đoan Trang lại đăng đàn tung tin Trịnh Bá Tư (con trai út của gia đình truyền thống “mất nóc”, khi 4/5 thành viên đều sộ khám, thậm chí “chị cả của gia đình” có thâm niên hẳn những 3 lần) tuyệt thực.
Có nấy vậy thôi, thế mà zâm chủ cùng một số zân chủ khác thi nhau hò ổng Trịnh Bá Tư tuyệt thực, như muốn chứng tỏ không lên tiếng sợ người khác nghĩ mình câm khi đang giành giật khó nuốt trôi cục tiền với Phương Hoa. Nhưng có muốn làm gì thì làm cũng nên tương xứng với hình ảnh zâm chủ đã gây dựng được bấy lâu nay, đừng để “… ngoài váy”, buộc người khác nghĩ mình đã zâm lại còn ngu thì thật… cạn lời.Chuyện “tuyệt thực” và “tịch cốc” của mấy nhà zân chủ khi bị bắt hay chấp hành án phạt tù thì cũng luôn được rêu rao như cơm bữa, nhưng oái oăm thay cho cái lý do lần này zân chủ Đoan Trang nghe hơi nồi trõ và loan tin khẳng định như đinh đóng cột Trịnh Bá Tư “tuyệt thực”. Câu chuyện xảy ra như sau: Sáng ngày 26/8/2020, khi Trịnh Bá Khiêm và Trịnh Thị Thảo (bố và em gái của Trịnh Bá Tư – người mà 1/5 thành viên của gia đình “mất nóc” chưa bị sộ khám) đến gửi đồ tiếp tế cho Trịnh Bá Tư tại Trại Tạm giam Công an tỉnh Hoà Bình, nhận và điền đăng ký vào sổ tiếp tế đồ dung cá nhân cho bị can thấy Trịnh Bá Tư không đăng ký mua đồ ăn thêm trong Trại Tạm giam từ ngày 06/8/2020.
Theo khoản 4, Điều 22 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định về trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam không được thăm gặp thì khi cơ quan đang thụ lý vụ án (mà ở đây là Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hòa Bình) có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án thì thủ trưởng cơ sở giam giữ (ở đây là Trại Tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình) không đồng ý cho Trịnh Bá Khiêm và Trịnh Thị Thảo thăm gặp Trịnh Bá Tư là hoàn toàn đúng pháp luật. Thêm vào đó, tại các bài viết trước liên quan đến gia đình “mất nóc” này, zâm chủ cũng đã nêu trong những xin thăm gặp trước đây, Trịnh Bá Khiêm đi cùng mấy tay lục lâm thảo khấu Trương Dũng, Ngô Quyền… đã được Trại Tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình giải thích về việc này: chỉ giải quyết cho thân nhân tiếp tế đồ thăm nuôi, và thăm gặp khi được sự đồng ý của Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Hòa Bình. Thậm chí, trong bài viết này, zâm chủ còn có cả họ tên, chức danh, số điện thoại của người đang trực tiếp thụ lý vụ án. Ấy vậy nên chẳng có lý gì mà gia đình “mất nóc” kia lại không nhận được những giải thích từ cơ quan chức năng về việc thăm gặp cả.
Trở lại cái lý do mà zâm chủ nêu ra “Trịnh Bá Tư không đăng ký mua đồ ăn thêm từ ngày 06/8/2020”. Nếu như vậy thì chắc gì đã là tuyệt thực với tịch cốc. Theo quy định, bị can luôn được đảm bảo các phần ăn. Vậy nếu Trịnh Bá Tư không có nhu cầu mua thêm đồ ăn thì vẫn ăn đồ theo khẩu phần là điều hoàn toàn bình thường. Hoặc trong những lần thăm nuôi, tiếp tế trước đó, Trịnh Bá Khiêm, Trịnh Thị Thảo gửi nhiều đồ cho Trịnh Bá Tư thì có cần lãng phí mua thêm đồ không? Tưởng zâm chủ là nhà báo thì phải tôn trọng sự thật với cái nhìn khách quan. Nếu để đấu tranh cho tự do ngôn luận kiểu này chắc chỉ có thằng ngu mới nghe theo zâm chủ.
Thêm nữa, về chuyện “biệt giam” theo kiểu tự do sướng mồm mà sủa của zâm chủ, tại Khoản 1 Điều 18 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy đinh về việc người bị tạm giam được bố trí, phân loại theo các khu vực. Theo đó, những bị can của các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia thì sẽ được tạm giam ở khu vực riêng, vậy trường hợp tại một thời điểm trên một địa bàn chỉ xảy ra 01 vụ án như mẹ và con gia đình “mất nóc” này thì hoàn toàn mỗi người đều được ở một buồng chứ, ở rộng không thích hay muốn qua cùng khu của bị can của các vụ án đâm chém, giết người, nhiễm bệnh lây truyền nhóm A. Vậy nên lại phải nhắc lại, đã mang danh nhà báo thì đừng có nói càn, suy nghĩ trước sau rồi hãy phát ngôn.
Lại nói thêm về chuyện “tuyệt thực” với “tịch cốc” của các nhà zân chủ, có lẽ câu chuyện này được khởi nguồn cao trào từ việc ông con trời đánh, bất hiếu của cố nhà thơ Cù Huy Cận là Cù Huy Hà Vũ khi chấp hành án phạt tù tại trại giam số 5 đã từ chốri nhận khâu phần ăn theo chế độ của phạm nhân mà ăn những đồ do thân nhân gửi như gà, bò khô, lạc, vừng… Vậy mà khi đến thăm chồng (lúc ở với nhau thì há, hự suốt ngày) thế nào mà luật sư Dương Hà lại ông ổng kêu “chồng tôi tuyệt thực”. Vụ việc lúc đầu cũng thu hút được sự quan tâm, đến khi mấy anh chị Mĩ, EU vào thăm gặp Cù Huy Hà Vũ thì mới thấy hết được bản chất sự việc. Và như thế nó đã chìm xuồng trong sự khắm lặm ê chề.
Đặng Đình Mạnh, luật sư thì đừng “nếu”!!!
Mới đây, Đặng Đình Mạnh (luật sư theo lối cũ “dốt nhưng muốn ăn tiền”), nên nay thấy vụ của mẹ con nhà Cấn Thị Thêu liền phải nhảy ngay vào đăng ký tham gia bào chữa, biết đâu vừa được tiếng lại vừa được miếng. Ấy vậy nhưng, khi được cơ quan tố tụng Hòa Bình thông báo trả lời chấp nhận cho đăng ký tham gia bào chữa sau khi kết thúc điều tra, theo đúng quy định về tố tụng hình sự. Chẳng biết có phải “tụt hứng, quẫn trí” dẫn tới mất khôn hay không mà Đặng Đình Mạnh cũng tát nước theo mưa, nghe theo mấy kễnh zân chủ trình độ lùn như Trương Dũng hồng hộc tung tin “Trịnh Bá Tư – thân chủ của tôi tuyệt thực”. Nhưng chắc có lẽ có tý luật sư nên không nờ gờ u như mấy đám lục lâm thảo khấu, vẫn đề kịp chữ “nếu là thật…”.
Ừ, đã là luật sư thì phải bảo vệ thân chủ nhưng như luật sư Đặng Đình Mạnh đang làm thì dở quá.
Luật sư muốn “cãi thắng” trước hết phải căn cứ vào diễn biến khách quan, toàn diện của vụ việc để đối chiếu với các quy định của pháp luật sở tại, sau đó đưa ra những lập luận để thân chủ có thể được giảm nhẹ hoặc không bị cáo buộc tội mà nhà chức trách truy cứu (ở đây chưa bàn đến trách nhiệm tham gia xây dựng, góp ý hoàn thiện luật, cái này có lẽ đối với Đặng Đình Mạnh thì bằng con số không tròn trĩnh, làm gì có gì để mà đóng góp). Chuyện mà Đặng Đình Mạnh đưa ra kết luận “nếu là thật” dựa trên những thông tin không khách quan, một chiều, duy ý chí của số kẻ muốn nó thế, trong đó có cả bố và em gái của thân chủ. Chỉ bằng việc viện dẫn thông tin được lấy từ nguồn khác về chuyện thân chủ của luật sư không đăng ký mua đồ ăn thêm của trại từ ngày 06/8/2020, vậy mà luật sư cũng đưa ra nhận định “nếu”.
Là luật sư thì cần căn cứ những điều khách quan, định lượng phần nhiều chứ cứ “nếu” như luật sư đây thì cảm tính quá. Vậy có khi trong lúc thỏa thuận hợp đồng pháp lý sẽ lại là nếu tôi cãi thắng được tiền và nếu tôi không cãi thắng cũng vấn được tiền sao? Khôn thế khắm lắm luật sư nhé, người ta xích đầy ra đấy. Còn nếu muốn “lên tiếng” quan tâm, bảo vệ thân chủ để cầm tiền không hổ thẹn thì nên chọn cách khác, đừng bị mấy đám zân chủ lùn đưa tin rồi dắt mũi nghe theo làm xằng bậy, mất hết hình ảnh của luật sư đó.
Liệu Việt tân tương trợ có đang bị dắt mũi???
Mới đây, qua mạng thấy các nhóm Hương Lưu, Rang dong soc đứng đầu Việt tân tương trợ đăng tin bài kêu gọi giúp đỡ cho thân nhân gia đình mục sư Nguyễn Trung Tôn, nguyên chủ tịch HAEDC. Nói thêm về gia cảnh của Nguyễn Trung Tôn để mọi người cùng hiểu. Gia cảnh của Nguyễn Trung Tôn đúng thật là khó khăn, đáng thương. Nguyễn Trung Tôn sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, bố đẻ và bác ruột là liệt sĩ, mẹ đẻ của Nguyễn Trung Tôn hiện mắt bị lòa, sức khỏe kém. Nguyễn Trung Tôn có 3 người con, không may người con gái giữa bị bệnh hiếm gặp về tuyến yên nên sức khỏe kém, dù hơn 30 tuổi nhưng vẫn trong như đứa trẻ lên 8, thường xuyên phải đi viện điều trị. Với truyền thống gia đình, lớn lên, Nguyễn Trung Tôn cũng từng có thời gia phục vụ trong quân ngũ, khi ở địa phương được hàng xóm yêu quý, trân trọng tài năng, nhưng vì không hiểu sao, có phải muốn làm giàu nhanh chóng mà Nguyễn Trung Tôn đã đánh đổi những thứ đó để lấy những điều viển vông xa với khi lần thứ nhất bị bắt, xử phạt 02 năm tù giam và 02 năm quản chế về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 88 BLHS năm 1999. Sau khi ra tù, Nguyễn Trung Tôn không chịu hoàn lương, rượu chè bê tha, dần mất đi hình ảnh với bà con lối xóm, không ai còn muốn tiếp xúc với Tôn, nhưng vì thương vì gia cảnh họ vẫn thường xuyên qua lại hỏi thăm tình hình sức khỏe của mẹ đẻ và con gái Tôn. Đến tháng 7/2017, Nguyễn Trung Tôn tiếp tục bị bắt lần 2 khi tham gia tổ chức phản động HAEDC của Nguyễn Văn Đài, bị xử phạt 12 năm tù giam, 05 năm quản chế. Người mẹ già đã lòa, không còn nước mắt khóc cho người con trai bất hiếu; người con gái chỉ biết khóc thầm cho người cha chưa làm tròn bổn phận.
Quay trở lại câu chuyện Việt tân tương trợ kêu gọi gây quỹ, quyên góp tài chính cho gia đình mục sư Trung Tôn. Thực ra, chuyện này cũng chẳng xa lạ, ừ thì thôi tạm chấp nhận vì người Việt Nam có truyền thống lá lành đùm lá rách, kẻ đi quyên góp ở đây cũng từng là người Việt nhưng tham sống sợ chết nên cao chạy xa bay và cũng nhờ thế mà được chút đỉnh, kẻ nhận (thì đương nhiên là có rồi) đang sộ khám, thân nhân khổ sở. Điều đáng nói ở đây, trong những lần trước, một vài người của Việt tân tương trợ cũng đã kêu gọi quyên góp cho gia đình Nguyễn Trung Tôn nhưng với những hình ảnh thật về gia cảnh, lần này, không biết Huỳnh Thị Thanh Nhàn, Hoài Thạch Sơn được ai đưa thông tin hay tự cải biên mà đăng một hình ảnh được lấy từ đẩu từ đâu để kèm lời kêu gọi ủng hộ, gây quỹ, với hàm ý đây là gia cảnh, căn nhà và mẹ đẻ của Nguyễn Trung Tôn.
Như đã nói ở trên, gây quỹ là việc hết sức bình thường, người có chia sẻ với người khó khăn nhưng cần phải chân thực, khách quan, không thể để các thông tin sai lệch làm mất đi hình ảnh, ý nghĩa của người bỏ công sức, tiền bạc ủng hộ, quyên góp. Hay liệu, có mục đích, ý đồ gì khác ở đây không? Việc làm này như xúc phạm đến chính chủ thể đang được giúp đỡ, dùng một hình ảnh cua người khác để nói đến gia đình họ. Hay các vị đang tự cho quyền là có công quyên góp thì làm gì cũng được, bất biết đó là sự xúc phạm, sỉ nhục người khác.
Thiết nghĩ, Việt tân đã bị mang tiếng là lò giết hại người, nay đến Việt tân tương trợ – con đẻ của Việt tân lại để cơ sự này thì cũng thật tương xứng.
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ