Thông tin một phóng viên của báo Pháp luật TP.HCM quản lý 17 trang fanpage phản động không chỉ khiến đơn vị chủ quản sửng sốt mà còn làm cộng đồng mạng, dư luận trên cả nước dậy sóng mấy ngày nay.
Theo thông tin được biết, người này tên là Nguyễn Đức, phụ trách Ban Thời sự-Chính trị của tờ báo Pháp luật TP.HCM. Vừa qua, cộng đồng hacker cho biết đã vào được tài khoản và vô tình phát hiện ra chuyện không thể ngờ, nhà báo này đang là admin của gần 17 trang Fanpage mang tính chất phản động như: “Công ty di chuyển cột điện anh Bải”, “Ai gù thì gù ai thẳng cứ thẳng”, “Tập đoàn tiên sư bố”, “Đối diện VTV”, “Kẻ Hoàn Lương”, “Đảng ta sức mạnh vô địch”, “TSB các vị ăn hại”, “Người Cộng Hoà”, “Dân Nguyện”,… Càng sốc hơn khi chính Nguyễn Đức là kẻ thông đồng với luật sư Lê Hồng Phong từ giữa năm 2019 để tuồn tài liệu của toà án tối cao ra ngoài và lên kế hoạch chống phá vụ án Hồ Duy Hải. Ngoài mặt thì mắng Trương Châu Hữu Danh láo nháo nhưng bên trong lại đi theo la liếm, làm tay sai đắc lực.
Càng không thể ngờ, Nguyễn Đức lại có quan hệ mật thiết với nhiều đối tượng cộm cán trong giới chống phá nhà nước Việt Nam điên cuồng. Nổi bật trong đó phải kể đến Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), đối tượng không từ bất cứ thủ đoạn nào để sỉ vả đất nước chỉ để đổi lấy một tấm vé tị nạn qua Mỹ. Qua hình ảnh ảnh do nhóm hacker tung ra thì có thể thấy, Quỳnh là người hướng dẫn và dạy Nguyễn Đức cách phát ngôn, cách đưa các nội dung phản ánh chính quyền lên youtube. Đức làm theo không trật tí nào. Chưa kể, Nguyễn Đức và Như Quỳnh lên kế hoạch đánh KOLs Nguyễn Sin, tiếp đến nhà báo này thị uy với Mẹ Nấm bằng cách tuyên bố sẽ “đánh” Phó Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông TP.HCM. Đường đường, là một nhà báo, nhận tiền lương từ ngân sách nhà nước lại răm rắp nghe theo một kẻ bán nước cầu vinh thì hàng triệu độc giả Việt sẽ học được gì từ những bài viết của nhà báo vô sỉ này?
Trước đây, Bác Hồ đã từng răn dạy rằng: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng”. Nhưng với những gì Nguyễn Đức đã làm thì có còn đạo đức cách mạng nữa không? Nhân ngày kỷ niệm Nhà báo Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã từng kêu gọi các nhà báo “cần bám sát quan điểm chính trị, sự lãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước, diễn biến tình hình trong nước và quốc tế. Đặc biệt là phải thể hiện được chính nghĩa, phản ánh được dòng chảy chính của xã hội, của đất nước, phải phò chính diệt tà”. Thế nhưng, thay vì diệt tà, chống lại các thế lực thù địch, những thứ xấu xa gây hại cho đất nước và nhân dân thì Nguyễn Đức lại sử dụng vỏ bọc nhà báo làm vũ khí phản nước, phản cách mạng.
Với trường hợp Nguyễn Đức, một người cầm bút, một nhà báo, một nhân sự chủ chốt của tờ báo có tôn chỉ mục đích là luật pháp, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đáng lý ra anh ta phải thấm nhuần tư tưởng chính trị, bản lĩnh vững vàng hơn ai hết nhưng không ngờ chính anh ta lại là một kẻ phản chủ, đứng ra kết nối với thành phần phản động trong ngoài nước ghê gớm. Đây là hành vi không chỉ vi phạm đạo đức nhà báo mà còn là hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm, cần phải điều tra kỹ và có hình thức xử lý nghiêm khắc, xử thật nặng để làm gương cho hàng nghìn phóng viên, nhà báo hiện nay.
Những năm qua, bên cạnh những thành quả ấn tượng của việc thực hiện Quy hoạch báo chí thì trong ngành Báo chí-Truyền thông vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm Luật báo chí, đạo đức nghề nghiệp; vẫn còn xảy ra tình trạng phóng viên khi tham gia mạng xã hội có những phát ngôn không phù hợp. Chuyện một số kẻ núp bóng nhà báo để chống phá chính quyền, chế độ, đi ngược lại với đạo đức nghề nghiệp, bản chất cách mạng của báo chí không phải lần đầu tiên mới thấy. Có những cái tên lên báo thì viết một kiểu nhưng trên trang cá nhân thì soi mói, bới móc vấn đề dư luận quan tâm, bức xúc, đăng đàn bôi nhọ uy tín lãnh đạo đủ kiểu, điển hình có Đào Tuấn, Mai Phan Lợi, Ngô Nguyệt Hữu, Osin Huy Đức. Chưa kể, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, truyền thông xã hội thì càng có nhiều cơ hội để một số kẻ xuất thân từ nghề báo những biến chất, nhúng chàm, chống đối Nhà nước quyết liệt như Phạm Đoan Trang, Phạm Thành, Trương Châu Hữu Danh và đồng bọn của anh ta. Chính vì vậy, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin & Truyền thông cần phải quyết tâm khẩn trương hơn nữa, thực hiện công tác Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc. Đồng thời, cơ quan chủ quản báo chí cần có giải pháp, hình thức tuyển dụng, sàng lọc kỹ trước khi được cấp thẻ hành nghề báo. Kiên quyết không để lọt những kẻ không đủ đạo đức, phẩm chất chính trị cầm bút đâm ngược vào chính đất nước và đồng bào mình hoặc ăn cơm của đất nước nhưng thổi tù và cho các thành phần phản nước ở tận trời Tây.
20 năm trước, Liên Xô sụp đổ, một trong những nguyên nhân đưa tới sự sụp đổ đó là do buông lỏng công tác quản lý báo chí, khiến báo chí từ chỗ là ngọn bút chiến đấu sắc bén, lại trở thành nơi dung túng cho các quan điểm chống phá đất nước. Nếu chúng ta không làm tốt công tác quản lý báo chí và đội ngũ phóng viên, nguy cơ đó sẽ luôn hiện hữu và đe doạ trực tiếp sự tồn tại của chế độ, tương lai của Việt Nam.
Đặng Trường
Nguồn: Cánh cò