Ảnh: nhiều nước trên thế giới đã và sẽ sử dụng e-ID (nguồn internet)
Gần đây, việc Bộ Công an đề xuất Chính phủ sử dụng CCCD có gắn chíp điện tử (e-ID) thay thế CCCD mã vạch hôm 11/8 hay những câu hỏi như tác dụng của thẻ CCCD có gắn chíp và giá trị sử dụng của hai loại CMND, CCCD mã vạch đang sử dụng hiện nay sau khi triển khai cấp CCCD gắn chíp là những vấn đề được cộng đồng mạng quan tâm. Lợi dụng sự quan tâm này của mọi người, giới rận chủ với tư tưởng hẹp hòi “không ăn được thì đạp đổ” với những luận điệu hoang tưởng cho rằng lực lượng công an gắn chíp vào thẻ CCCD để theo dõi chúng, đe dọa đến “tự do” của chúng… đã ra sức tuyên truyền, xuyên tạc về đề xuất này của Bộ công an. Sự việc này khiến người đọc liên tưởng đến việc đề xuất luật An ninh mạng cách đây không lâu.
Vẫn những giọng điệu quen thuộc từ những kẻ tự coi mình là tầng lớp “trí thức”, thấy được “bản chất” trong khi đa số người dân Việt Nam còn mù mờ như Nguyễn Duy Tân; Nguyễn Vũ Bình; Nguyễn Thông; Lê Dư Phước… tung ra các luận điệu như: Gắn chip điện tử vào thẻ căn cước là vi phạm nhân quyền của công dân; Nếu thẻ căn cước có gắn chip thì mọi công dân Việt Nam giống tội phạm bị quản thúc như ở nước ngoài; dễ dàng bị lực lượng công an định vị, biết hết những ai định làm gì; Gắn chip điện tử vào thẻ căn cước là biến công dân là bầy cừu và vi phạm hiến pháp??? Đúng là rặt những thông tin bịa đặt. Những rận chủ này có lẽ bị mắc chứng thần kinh hoang tưởng giống như việc Việt Nam thông qua luật An ninh mạng trước đây. Giống như luật An ninh mạng, việc đề xuất cấp thẻ căn cước có gắn chíp không phải là riêng Việt Nam mới có, sự thật nhiều nước trên thế giới kể cả những nước phát triển đã và đang sử dụng và đem lại hiệu quả. Ví dụ như Estonia là nước đầu tiên chính thức phát hành thẻ căn cước thông minh mang tên ID Kaart từ năm 2002, Phần Lan thử nghiệm thẻ căn cước điện tử từ năm 1999, nhưng phiên bản gắn chip mới nhất được đưa vào sử dụng từ 2003, Tây Ban Nha bắt đầu cấp căn cước quốc gia (DNI) dưới dạng thẻ thông minh từ năm 2006 và dần thay thế những loại giấy tờ trước đó, Toàn bộ người dân Bỉ được cấp thẻ căn cước công dân gắn chiptừ đầu năm 2009, Pakistan sử dụng CCCD gắn chip từ ngày 14/8/2012 thay cho căn cước công dân thông thường. Loại thẻ này được chế tạo theo các quy chuẩn quốc tế, có 36 tính năng bảo mật và kèm theo code mã hóa… và nhiều nước trên thế giới đang hướng tới công nghệ này trong đó có cả các nước EU.
Thực tế, tập đoàn Thales của Pháp đã đưa ra báo cáo và khẳng định “Nỗi lo về nguy cơ công dân bị giám sát là không có cơ sở. Người dùng hoàn toàn có quyền quyết định thời gian và địa điểm sử dụng e-ID. Thẻ công dân điện tử không có tác dụng theo dõi. Điều này đã được chứng minh ở trên 50 quốc gia, trong đó có nhiều nước EU. Chính phủ các nước đang cố gắng tăng hiệu quả hoạt động và phát triển kinh tế với mục tiêu phục vụ công dân một cách ổn định, an toàn và minh bạch thông qua e-ID”. Vậy đó, bấy nhiêu thôi cũng đủ để chứng minh những “lo sợ” của giới rận chủ chỉ là cái cớ để công kích, nói xấu, bôi nhọ Công an nhân dân Việt Nam, Nhà nước Việt Nam.
Thiên Bình
Nguồn: Non sông Việt Nam