Trang xã hội: “Science-Based Coronavirus Updates ” (lập ngày 8 tháng 02.2020) có bài đăng về một stt của một người Mỹ (hoặc du học sinh người Mỹ gốc Á- khả năng cao là người gốc Hoa) về việc chống dịch của Việt Nam so với New Zealand và một người Mỹ đã bình luạn phản biện lại như các bạn đã thấy trong hình.
Tạm dịch :
– Seaver Wang: Vâng, New Zealand đang làm rất tốt về COVID . Nhưng có lẽ chúng ta có thể dành một vài lời khen ngợi cho Việt Nam ? Việt Nam đã duy trì chuỗi 99 ngày không có sự lây nhiễm trong cộng đồng về Covid-19 và có dân số gấp 19.5 lần, mật độ dân số gấp 15 lần và Thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 1/15 so với New Zealand.
– Joshua Zelinsky: “Ở một mức độ nào đó, điều này có lẽ là do New Zealand là một quốc gia nói tiếng Anh phương Tây nên được chú ý nhiều hơn. Tương tự, người ta ít chú ý đến Mông Cổ, quốc gia cũng hoạt động chống dịch rất tốt mặc dù nằm sát biên giới với các vùng đã bùng phát dịch bệnh của Trung Quốc.
Tuy nhiên, có một khía cạnh khác mà Việt Nam kém ấn tượng hơn New Zealand. Các quyền tự do dân chủ ở Việt Nam có rất ít. Đó là một quốc gia cực kỳ độc tài. Một phần của điều làm nên thành công của New Zealand đáng chú ý là quốc gia này cho thấy một chính quyền có thể thành công mà không làm xói mòn đáng kể các quyền tự do dân chủ, nếu quốc gia đó có một chính phủ có hệ thống tốt và đủ năng lực.”
———————————————————————————-
Cùng với việc chống dịch thần kỳ ở Việt nam trong đợt bùng dịch đầu tiên vào tháng 3, Covid-19 đã quay trở lại vào cuối tháng 06 tại Đà Nẵng và hiển nhiên trong những sự kiện gần đây của Việt Nam, các nước trên thế giới đã dành nhiều sự chú ý cho Việt Nam.
Nổi lên như một quốc gia mạnh mẽ trong việc chống lại Covid-19, Việt Nam luôn là tâm điểm bàn luận về sự minh bạch và dân chủ trong việc “dập dịch”… Vì thế tôi xin phân tích một số điều như sau:
1. Việc Việt Nam luôn bị coi là độc tài và “hạn chế các quyền tự do dân chủ” là bởi trong suốt nhiều năm qua các báo đài phương Tây-Mỹ và thậm chí là của người Việt ở Hải ngoại luôn đăng tải nhiều bài viết xuyên tạc tình hình hơn là đưa ra các số liệu, dẫn chứng thực sự xác đáng. Tất nhiên, những thông tin ấy đến nay đã dần bị chứng minh cho thấy chỉ là sự giả dối và ngụy tạo của cái gọi là “ngoại giao chính trị” nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
2. Nhiều người nước ngoài, nhất là những người Mỹ đã từng được tiếp cận nhiều thông tin sai lệch từ các vị Giáo sư, Phó Giáo sư “đáng kính” của các trường đại học danh tiếng ở Mỹ về tình hình “dập dịch” ở Việt Nam. Và điều đáng buồn cười nhất là, dù đã bị phản bác, thậm chí là có đơn thư về trường, nhưng những vị tên tuổi của Giáo dục Mỹ lại chẳng mảy may đính chính thông tin hay số liệu. Vì thế rõ ràng nhiều người sẽ bị dính fake news là hiển nhiên.
3. Joshua Zelinsky, anh bạn người Mỹ cho rằng New Zealand thành công hơn Việt Nam trong “dập dịch” vì quốc gia này không làm xói mòn các quyền “tự do, dân chủ” nhưng thực tế thì sao ? New Zealand trong giai đoạn tháng 3, 4 vừa rồi đã phải nâng mức cảnh báo toàn quốc lên bậc 4, và bậc này cũng tương đương các biện pháp thực hiện “cách ly xã hội” ở Việt Nam áp dụng đợt tháng 4… như vậy, thực tế thì NZ và VN thực hiện các hoạt động “dập dịch” khác gì nhau không ? Trong khi ở NZ các biện pháp này kéo dài hơn 30 ngày, còn ở Việt Nam chỉ có 28 ngày…
Thực tế đã chứng minh cho thấy, các quốc gia luôn tự hào “tự do, dân chủ” thì đa số lại đều không thể “dập dịch” hiệu quả như Anh, Mỹ, Brazil, Đức, Hàn, Nhật… còn các quốc gia bị cho là “độc tài” như Cuba, Việt Nam, Trung Quốc… thì lại dập dịch hiểu quả.
Lấy 01 quốc gia hiếm hoi dập dịch tốt trong hệ thống “tự do, dân chủ” hùng mạnh kiểu Tây-Mỹ để rồi phán Việt Nam là độc tài, mà không biết rằng quốc gia luôn đứng vững và thậm chí là thắng trong các cuộc khủng hoảng từ “kinh tế – chính trị – dịch bệnh” trong 30 năm qua thì điều đó chỉ cho thấy truyền thông, báo chí phương Tây luôn lờ đi thành tích của Việt Nam như nào, để dẫn tới người dân ở xứ “văn minh” nhận thức sai rất nhiều!
-Tuấn Phạm-
Nguồn: Facebook Bão Lửa