Trang chủ Biển - Đảo Vì sao Việt Nam không hoan nghênh tuyên bố của Mỹ ở...

Vì sao Việt Nam không hoan nghênh tuyên bố của Mỹ ở biển Đông?

215
0

Vì sao Việt Nam không hoan nghênh tuyên bố của Mỹ ở biển Đông?

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng

Mấy hôm nay, hầu hết các tờ báo lớn nhỏ ở Việt Nam đều hoan hỷ đưa tin, đại khái như “Việt Nam hoan nghênh Tuyên bố của Mỹ về Biển Đông!”, hoặc “Biển Đông: Tuyên bố của Mỹ phù hợp lập trường của Việt Nam”… Xem hình:

Vì sao Việt Nam không hoan nghênh tuyên bố của Mỹ ở biển Đông?

Vì sao Việt Nam không hoan nghênh tuyên bố của Mỹ ở biển Đông?

Nhiều người cảm thấy rất lo lắng, đặt ra nghi vấn, liệu có phải USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Agency for International Development) đã hoạt động quá mạnh ở Việt Nam, đã thao túng báo chí Việt Nam như họ đã từng thao túng báo chí ở Nga những năm 1990 hay không? (Xem bài NGƯỜI MỸ ĐÃ “GIÚP” NGA SOẠN THẢO HIẾN PHÁP 1993). Tại sao báo chí Việt Nam chỉ biết nịnh “bu Mỹ” chứ không hề biết bảo vệ chủ quyền của Việt Nam?

Điều nghi vấn trên là có cơ sở bởi hầu hết các tờ báo này đều dẫn lời bà Lê Thị Thu Hằng- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam song lại cố tình xuyên tạc, bóp méo quan điểm của bà Hằng. Chúng tôi khẳng định đây là “cố tình” bởi phát ngôn của bà Hằng trong một bản tin rất ngắn, chỉ có tổng số 305 từ trên Cổng thông tin Bộ Ngoại giao, không hề có chữ nào cho thấy “Việt Nam hoan nghênh Tuyên bố của Mỹ về Biển Đông!”

Xin xem toàn văn lời phát ngôn của bà Lê Thị Thu Hằng trên Cổng thông tin Bộ Ngoại giao:

—–

Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng liên quan đến Tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo về Lập trường của Hoa Kỳ đối với các yêu sách biển ở Biển Đông

(MOFA) – Ngày 15/07/2020, liên quan đến Tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo về Lập trường của Hoa Kỳ đối với các yêu sách biển ở Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế.

Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó.

Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.

Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hoà bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này./.

Link nguồn

http://www.mofahcm.gov.vn/mofa/tt_baochi/pbnfn/ns200715174718

——

Chúng ta cần lưu ý đoạn “Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.”

Tức là Việt Nam hoan nghênh lập trường của tất cả các nước, chứ không riêng nước Mỹ, NHƯNG lập trường đó PHẢI PHÙ HỢP VỚI LUẬT PHÁP QUỐC TẾ và chia sẻ quan điểm “như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.” Đọc kỹ đoạn này thì thấy rằng Việt Nam KHÔNG HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ CỦA MỸ!

Vậy Tại sao Việt Nam KHÔNG HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ CỦA MỸ?

Có mấy lý do sau đây:

1. Tuyên bố của Mỹ xâm hại chủ quyền Việt Nam ỏe Bãi Tư Chính.

Vì sao Việt Nam không hoan nghênh tuyên bố của Mỹ ở biển Đông?

Bãi Tư Chính

Từ trước tới nay, Việt Nam luôn khẳng định Bãi Tư Chính hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam bởi nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982. Và vì nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam nên các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển thuộc về Việt Nam. (Theo Điều 55, phần V Công ước Liên hiệp quốc về luật biển)

Vì sao Việt Nam không hoan nghênh tuyên bố của Mỹ ở biển Đông?

Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam

Thế nhưng nay, trong Tuyên bố của Mỹ thì, xin trích: “… Vì vậy Mỹ bác bỏ mọi yêu sách trên biển của Trung Quốc đối với vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (Vanguard Bank – ngoài khơi Việt Nam), cụm bãi cạn Luconia (Luconia Shoals – ngoài khơi Malaysia), vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Brunei và Đảo Natuna Lớn (Natuna Besar – ngoài khơi Indonesia)”… Hết trích.

Đoạn trích trên có nghĩa là gì?

– Bãi Tư Chính nằm trong vùng EEZ đang thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của VN, qua tuyên bố của trên của Mỹ đột nhiên đã biến thành “vùng biển quốc tế”, nơi “các quốc gia khác” cũng có quyền đánh bắt cá và khai thác khí đốt, tức là vùng bãi Tư Chính có “tranh chấp” ???!!!

2. Tuyên bố của Mỹ khẳng định lại phán quyết của Tòa Trọng tài PCA vụ kiện giữa Philippin và Trung Quốc năm 2016 (Xem bài TOÀN VĂN THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 12.7.2016 CỦA PCA VỀ VỤ KIỆN TQ CỦA PHILIPPIN

https://googletienlang2014.blogspot.com/2016/07/toan-van-thong-cao-bao-chi-ngay-1272015.html)

Xin lưu ý, khi Tòa PCA ra phán quyết về vụ kiện này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng đã tuyên bố, rằng Việt Nam “Hoan nghênh việc Tòa Trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12-7”. Nhưng đồng thời, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh “Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết.”

Vì sao Việt Nam không hoan nghênh tuyên bố của Mỹ ở biển Đông?

Và từ đó đến tận hôm nay, phía VN chưa đưa ra tuyên bố về nội dung phán quyết PCA!

Vì sao vậy? Là bởi Phán quyết PCA xâm hại chủ quyền của Việt Nam! Nay Mỹ khẳng định phán quyết PCA là đúng thì tức là Mỹ cũng xâm hại chủ quyền Việt Nam.

Trở lại vụ kiện giữa Philippin và Trung Quốc năm 2016.

Theo Hồ sơ ở PCA thì Phía Philippin nộp yêu cầu khởi kiện trong đó đòi hỏi vùng biển bao trùm cả những điểm/đảo mà Việt Nam đang đóng quân. Phía Việt Nam cũng có nộp cho PCA những tài liệu khẳng định chủ quyền của VN. Xem hình

Vì sao Việt Nam không hoan nghênh tuyên bố của Mỹ ở biển Đông?

Vùng trong vạch màu xanh dương là vùng mà Phil đề cập trong hồ sơ kiện TQ; những chấm đỏ là vùng Việt Nam đang quản lý và có quân đồn trú – Nguồn ảnh từ PCA

Vì sao Việt Nam không hoan nghênh tuyên bố của Mỹ ở biển Đông?

Bản đồ chủ quyền biển đảo chồng lấn của các nước trên Biển Đông. (Hình: Business Insider).

+ Màu đỏ là đường chín đoạn của TQ

+ Màu tím là yêu sách của VN;

+ Màu Hồng là yêu sách của Phill;

+ Màu vàng là Brunei;

+ Màu xanh lá cây là Malaixia

Vì sao Việt Nam không hoan nghênh tuyên bố của Mỹ ở biển Đông?

Những điểm/đảo Việt Nam đang đóng quân trong vùng biển mà Philippin đòi chủ quyền

Như vậy, nay Tuyên bố của Mỹ cho rằng Phán quyết PCA “là quyết định cuối cùng và có tính ràng buộc pháp lý đối với các bên liên quan” thì khác nào tố cáo Việt Nam đang đóng quân “trái phép” ở vùng biển Philippin?

3. Vì còn đang muốn tập hợp lực lượng để đấu với Trung Quốc nên Việt Nam tạm thời chưa nói đến vụ Philippin cướp đảo Song Tử Tây và một số đảo ở Trường Sa năm 1970 (khi đó do lính VNCH trông giữ).

Philippines đã chiếm các đảo ở Trường Sa của Việt Nam như thế nào? Xin đọc bài báo theo lời kể của viên sĩ quan hải quân Philippin:

Vì sao Việt Nam không hoan nghênh tuyên bố của Mỹ ở biển Đông?

Secret mission in 1970 put PH troops in Spratlys

by Rodney Jaleco, ABS-CBN News North America Bureau

Posted at Jul 11 2011 11:57 PM | Updated as of Jul 13 2011 06:39 AM

WASHINGTON DC – Retired Philippine Navy Captain and now Viriginia resident Domingo Tucay Jr was a a young lieutenant and an intelligence officer in a secret mission ordered by then President Ferdinand Marcos to land Filipino troops in the Spratly Islands in 1970.

“It was so secret… the captain could only open this sealed envelope when he passed a certain point,” Tucay said in Filipino.

He shared pictures and mementoes with ABS-CBN News, showing how they occupied the 7 islands, now known as the Kalayaan Group of Islands.

The Kalayaan Group of Islands is the Philippines’ foothold on the disputed Spratly Islands.

“When we landed, we were unopposed. There was no human habitation, all we saw were turtles, birds and vegetation, but there were no trees,” Tucay said. Đọc toàn bài theo link

https://news.abs-cbn.com/global-filipino/07/11/11/secret-mission-1970-put-ph-troops-spratlys

Lược dịch: Đại úy hải quân đã về hưu của Philippines và giờ đây đang là công dân ở bang Virginia (Mỹ tên là Domingo Tucay Jr cho biết: Năm 1970, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos đã ra lệnh cho quân đội thực hiện một nhiệm vụ bí mật đó là đổ bộ binh lính Philippines lên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Ở thời điểm đó ông Tucay là một Trung úy tình báo trẻ có nhiệm vụ tham gia vào phi vụ này. Tucay nói rằng : “Việc đó rất bí mật… thuyền trưởng chỉ được phép mở phong bì bọc kín có chứa lệnh khi đã đến đúng địa điểm”. Ông đã chia sẻ các bức ảnh và vật kỷ niệm với ABS-CBN News để cho thấy họ đã làm thế nào chiếm được 7 đảo ở quần đảo Trường Sa mà hiện nay họ gọi là nhóm đảo Kalayaan. Với những hòn đảo chiếm đóng được này, Philipines có chỗ đứng chân để tham gia vào tranh chấp lãnh thổ ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

Tucay nói: “Khi chúng tôi đổ bộ lên các hòn đảo, chúng tôi không gặp phải kháng cự nào. Không có người nào cư trú ở đó, tất cả những gì chúng tôi thấy là rùa biển, chim và thực vậy nhưng không có cây lớn”.

Họ tuyên bố chủ quyền với những đảo này, đọc tuyên ngôn công khai và treo cờ Philippines lên các đảo. Nhiều tháng sau khi Philippines đóng quân lên các đảo này, các nước khác (trong đó có chính quyền VNCH) mới biết đến.

Tucay nói: “Chúng tôi nhận được tin tức từ chỉ huy đảo rằng binh sỹ quân đội khác đã chiếm đảo Pugad (tức đảo Song Tử Tây). Sau đó chúng tôi nhận ra họ là binh sỹ Nam Việt Nam (tức quân đội Việt Nam Cộng hòa). Chúng tôi báo cáo điều đó và nhận được chỉ thị từ sở chỉ huy là mặc kệ họ”.

Tucay trở lại Trường Sa năm 1978 khi đã lên cấp Đại úy, thuyền trưởng một tàu tuần tra hộ tống cho các tàu vận tải chở lính thủy đánh bộ hoặc các thành viên của lữ đoàn xây dựng hải quân, súng lớn, vật liệu xây dựng và những cây dừa. Ông Tucay nói việc này diễn ra ở thời điểm đỉnh cao của Hải quân Philippines, khi họ có những tàu và thủy thủ tốt nhất và được hải quân các nước láng giềng mô phỏng. Nhưng giờ đây, với việc dầu và khí đốt ngày càng được phát hiện nhiều ở Trường Sa, Philippines đang cố gắng để giành lại kỷ nguyên đã mất này”.

Nguồn:

https://news.abs-cbn.com/global-filipino/07/11/11/secret-mission-1970-put-ph-troops-spratlys

Bùi Ngọc Trâm Anh

Nguồn: Google.Tiên lãng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây