Ngày 24/06/2020, đã có 6 cá nhân chống đối bị bắt tạm giam và truy tố với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước”, theo Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Trong số này, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Thị Tâm là 4 người thuộc nhóm “dân oan Dương Nội” ở Hà Nội, và được cho là đã tận dụng vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm sáng 09/01/2020 để tuyên truyền chống chế độ.
Chiến dịch truyền thông về vụ nổ súng hôm 09/01, mà nhóm “dân oan Dương Nội” từng tham gia, vốn dĩ do tổ chức VOICE chủ trì. Còn lần này, ngay trong buổi sáng ngày 24/06, VOICE đã mở một chiến dịch truyền thông về vụ bắt nhóm “dân oan Dương Nội”; trong đó họ gắn vụ việc này với vấn đề nông dân ở Việt Nam.
Về mặt nội dung, chiến dịch này xoay quanh 3 thông điệp:
Thứ nhất, các nhóm “dân oan” ở Dương Nội và Đồng Tâm không phạm tội; mà chỉ là những người nông dân lương thiện muốn sống yên ổn, nhưng bị đẩy vào thế đường cùng, buộc phải “nổi dậy” vì bị “cướp đất”, bị tước đoạt quyền sở hữu đất đai.
Thứ hai, các nhóm “dân oan” này đã “đồng hành” với nhau, do có chung một số phận là mất quyền sở hữu đất.
Thứ ba, đó cũng là số phận chung của mọi người nông dân Việt Nam, vì vậy bảo vệ nhóm “dân oan” Dương Nội là bảo vệ toàn bộ giới nông dân.
Về mặt biểu tượng, chiến dịch này sử dụng các hastag #save_our_farmers, #cứu_nông_dân, #nông_dân_đoàn_kết, #thả_tự_do_nông_dân; cùng hình ảnh của 4 bị cáo thuộc nhóm “dân oan Dương Nội”.
Về mặt nguồn gốc, thông điệp của chiến dịch này xuất hiện sớm nhất trên Facebook cá nhân của Ngọc Diệp. Tuy nhiên, người phát biểu nó một cách đầy đủ nhất là Phạm Đoan Trang.
Về kênh tuyên truyền, ban đầu chiến dịch này được thực hiện bởi các thành viên của VOICE như Đoan Trang, Ngọc Diệp, Will Nguyễn; những fanpage liên quan đến VOICE như NXB Tự Do và Chính Trị Rất Thú Vị; và fanpage của một tổ chức bảo vệ quyền nông dân ở Philippines là The Scarecrow PH, có lẽ là chỗ thực tập của một học viên VOICE. Sau đó, các thông điệp của nó cũng được sử dụng bởi các cá nhân chống đối khác như Phạm Minh Vũ:
Về mặt mục đích, chiến dịch này có thể nhắm đếm 3 điểm: (1) Hình thành một mặt trận chung của “dân oan”, trực tiếp nhắm đến vấn đề quyền sở hữu đất đai; (2) Đưa thông điệp về hiện trạng quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam ra quốc tế; (3) Công kích tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam (vốn giành chính quyền nhờ dùng khẩu hiệu “Dân cày có ruộng” để vận động nông dân).
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến:
Thứ nhất, nếu bạn nghĩ nhóm bạo động ở Đồng Tâm là những người nông dân lương thiện muốn sống yên ổn, nhưng buộc phải “nổi dậy” vì bị đẩy vào thế đường cùng; xin đọc bài báo sau trên BBC:
Thứ hai, nếu bạn nghĩ rằng các nhóm chống Cộng như VOICE đang giúp đỡ nông dân khiếu kiện, xin nhớ rằng chính những lời kích động của giới chống Cộng đã góp phần đẩy nhóm Đồng Tâm vào con đường bạo động, để rồi phải trả giá đắt:
Thứ ba, công bằng mà nói, thì trong những năm vừa qua, không ít người dân Việt Nam đã chịu thiệt do các sai phạm trong hoạt động bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất đai. Vấn đề này đã được phản ánh thường xuyên trên báo chí chính thống, nhất là trong giai đoạn diễn ra chiến dịch chống tham nhũng. Vì vậy, cần có thêm những giải pháp nhằm bảo vệ quyền của nông dân đối với đất đai, trong khuôn khổ của thể chế và pháp luật Việt Nam, để các nhóm chống đối không còn cơ hội lợi dụng nông dân khiếu kiện.
Nguồn: Loa phường