Phần I: Cái chết “oan” của George Floyd
Ở nước Mỹ xã xôi vẫn chưa hạ nhiệt vụ án giết người do các sĩ quan Cảnh sát nước này thực hiện khi đang làm nhiệm vụ, không chỉ riêng xã hội nước Mỹ mà xã hội các nước tư bản đều sục sôi trước hành vi đi quá giới hạn của người thi hành công vụ. Nguyên nhân của mọi sự phẫn nộ quanh vụ án chính là cái chết không đáng có của Geogre Floyd mặc dù người này có hành vi vi phạm pháp luật nhưng tại thời điểm bị bắt giữ luôn thể hiện thái độ hợp tác với Cảnh sát, không có biểu hiện chống cự lại.
Từ trái qua: George Floyd, hiện trường cảnh sát Derek Chauvin đè đầu gối lên cổ George Floyd, và Derek Chauvin – Ảnh chụp màn hình Fox6now
Vào ngày 25/5, George Floyd bị bắt vì bị nghi dùng một tờ 20 USD giả để mua thuốc lá tại một cửa hàng. Tuy nhiên, cảnh sát bắt giữ Derek Chauvin (44 tuổi) là cảnh sát da trắng lại vượt quá giới hạn của việc bắt giữ, thay vì còng tay rồi áp giải về trụ sở thì cảnh sát da trắng này đã ghì chặt đầu gối lên cổ George Floyd đến chết trong hơn 8 phút. Điều làm dư luận giận giữ hơn là trong những lời thốt lên cuối cùng, George Floyd đã nói: “Tôi không thở được”. Đây cũng là khẩu hiệu mà người biểu tình đang dùng trên khắp nước Mỹ để đòi công lý cho người đàn ông da màu 46 tuổi này.
Như vậy, việc để xảy ra cái chết của George Floyd là hành động vượt quá giới hạn cho phép trong quá trình bắt giữ người bị tình nghi. Kẻ bị tình nghi là george Floyd không có vũ khí trong tay cũng không chống cự nên việc cảnh sát ghì chặt đầu gối lên cổ Floyd là điều không cần thiết. Cả 4 Cảnh sát tham gia bắt giữ Floyd đều bị xa thải và bị truy tố về tội danh liên quan đến giết người.
Cái chết của George Floyd là nguyên nhân bùng nổ nhiều cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ và lan rộng sang nhiều quốc gia châu Âu nhằm phản đối hành vi sử dụng vũ lực tùy tiện của cảnh sát các nước tư bản và vấn nạn phân biệt chủng tộc nặng nề trong lòng xã hội các quốc gia tư bản. Việc cảnh sát sử dụng bạo lực hay vũ khí khá phổ biến bởi pháp luật ở các nước tư bản cho phép cảnh sát sử dụng để trấn áp các hành vi chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát thường có biểu hiện “quá tay” trong khi áp dụng, kèm theo đó là tư tưởng phân biệt màu da, chủng tộc nặng nề nên hễ đối tượng tình nghi là người da màu thì sẽ bị đối xử không công bằng với người da trắng bản địa.
Công Lý
Nguồn: Nhân quyền Việt Nam