Trang chủ Luận bàn - Phản biện George Floyd và Lê Đình Kình: Hai cái chết đối nghịch (phần...

George Floyd và Lê Đình Kình: Hai cái chết đối nghịch (phần II)

223
0

Phần II: Cái chết “không oan” của Lê Đình Kình

George Floyd và Lê Đình Kình: Hai cái chết đối nghịch (phần II)Lê Đình kình và số vũ khí thu giữ được

Ở Việt Nam, các nhà dân chủ rởm cũng muốn gán ghép một trường hợp tương tự chết dưới tay cảnh sát nhằm kích động biểu tình, kêu gọi tự tưởng cực đoan chống đối chính quyền. Trường hợp đó là đối tượng Lê Đình Kình, kẻ khủng bố bị lực lượng Công an hạ gục với một viên đạn xuyên tim trong quá trình lực lượng chức năng vây bắt các đối tượng phạm tội.

Việc bắt giữ Lê Đình Kình cũng giống như đối với George Floyd bởi đây là hai kẻ có hành vi vi phạm pháp luật khá rõ ràng. Lê Đình Kình là kẻ cầm đầu nhóm đối tượng gây rối an ninh trật tự trên địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đối tượng Kình cùng đồng bọn lợi dụng mâu thuẫn trong vấn đề đất đai để xúi giục, kích động bà con nhân dân tập trung đông người, gây rối, hủy hoại tài sản, bắt giữ người trái pháp luật. Việc bắt, xử lý Lê Đình Kình và đồng bọn là điều cần thiết nhằm bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.

Tại thời điểm bắt giữ, Lê Đình Kình lại không “ngoan” như George Floyd mà luôn tỏ thái độ bất hợp tác, nhóm tội phạm này còn chuẩn bị rất nhiều vũ khí có tính sát thương cao để chống trả lại lực lượng chức năng như bom xăng, dao phóng lợn, lựu đạn…Khi lực lượng chức năng kêu gọi đầu hàng thì Lê Đình Kình đã chỉ đạo đồng bọn sát hại 3 đồng chí Công an một cách dã man. Hành vi của Lê Đình Kình phạm vào tội danh giết người có tổ chức. Điều đặc biệt hơn nữa là khi lực lượng áp sát đối tượng này thì Lê Đình Kình luôn lăm le trong tay 1 quả lựu đạn và sẵn sàng ném về phía lực lượng Công an. Chính vì vậy, việc hạ gục đối tượng Lê Đình Kình là điều cần thiết và được pháp luật Việt Nam cho phép.

Nếu hành vi của Lê Đình Kình mà xảy ra ở quốc gia khác thì thời điểm hạ gục đối tượng sẽ còn sớm hơn rất nhiều so với ở Việt Nam. Các lực lượng chức năng đã khá kiên trì thuyết phục các đối tượng đầu hàng nhưng vì thái độ ngoan cố kèm theo hành vi sử dụng vũ khí sát thương cao nên buộc lực lượng Công an phải sử dụng vũ lực để trấn áp tội phạm. Trong bản kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Đồng Tâm, Cơ quan điều tra đã làm rõ hành vi phạm tội của Lê Đình Kình và đồng bọn, khẳng định tính hợp pháp trong quyết định bắn hạ đối tượng Lê Đình Kình.

Hai đối tượng vi phạm pháp luật ở hai quốc gia nhưng có hai cái chết đối nghịch nhau bởi lực lượng thi hành công vụ. Một bên bị giết “oan” vì hành vi không đến mức phải sử dụng vũ lực như ghì đầu gối dẫn đến cái chết đó. Một bên là đối tượng Lê Đình Kình mà đáng nhẽ ra lực lượng công an phải bắn hạ sớm hơn để không xảy ra cái chết của 3 cán bộ công an.

Như vậy, hai sự việc vi phạm pháp luật ở hai quốc gia với hai cái chết của hai đối tượng nhưng có sự đối lập nhau hoàn toàn về nguyên nhân, ở Mỹ thì George Floyd bị chết oan do hành vi trái pháp luật của Cảnh sát, còn ở Việt Nam thì Lê Đình Kình xứng đáng phải chết bởi hành vi giết hại người thi hành công vụ.

Công Lý

Nguồn: Nhân quyền Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây