Trang chủ Luận bàn - Phản biện Chớ trông vóc ngựa mà phán bừa, nhỏ mà có võ đấy! 

Chớ trông vóc ngựa mà phán bừa, nhỏ mà có võ đấy! 

186
0

Sáng qua, trên đường Độc Lập trước tòa nhà Quốc hội, Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh đã ra mắt toàn dân. Một số người đã vội chê bai những chú ngựa này lùn, thấp bé nhẹ cân, nhìn không có “uy”, một số khác thậm chí còn cho rằng, đi ngược lại xu thế phát triển; chả được tích sự gì; lãng phí tiền thuế của dân;… 

Chớ trông vóc ngựa mà phán bừa, nhỏ mà có võ đấy! 
Truy bắt tội phạm lẩn trốn ở rừng núi, biên giới, địa hình khó khăn và dẹp bạo loạn… là nhiệm vụ của kỵ binh cảnh sát cơ động.

Mọi sự chú ý đổ dồn về các “đồng chí ngựa”, trong khi cũng trong hôm qua có một bản tin rất đáng chú ý về việc ít nhất bốn chú chó nghiệp vụ đã bị kiệt sức đi không nổi, tất cả đều đã thấm mệt trong cuộc truy bắt Triệu Quân Sự kẻ vượt ngục đặc biệt nguy hiểm đang lẩn trốn ở khu vực đèo Hải Vân. Mới thấy, để truy bắt các đối tượng truy nã ẩn nấu, lẩn trốn tại các khu vực rừng núi, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn chưa bao giờ là điều dễ dàng. Sức người lại có hạn, các chiến sĩ cần có phương tiện ứng chiến, và những “đồng chí ngựa” chính là chiến hữu tối ưu trong những nhiệm vụ như thế này.

Ngựa quý, trọng là ở tính hữu dụng. Ngựa thồ cần to khỏe, ngựa diễu hành thì cần đẹp mã oai vệ, ngựa chiến thì cần bền bỉ dẻo dai, ngựa đua cần chạy nhanh, tùy vào mục đích sử dụng, công năng là gì, mới bàn về những chú ngựa xuất hiện trong lần diễu binh này. Vậy những “đồng chí ngựa” này sẽ làm nhiệm vụ gì? Thưa, không phải thồ hàng. Mục đích duyệt binh, tuần tra tại một số khu vực thí điểm du lịch tạo cảm giác thân thiện an toàn cho du khách như ở Tây Ban Nha cũng chỉ là phụ. Những chú ngựa ấy CHỦ YẾU được huấn luyện cho lực lượng biên phòng, biên giới nhằm thực thi nhiệm vụ tại khu vực biên giới, rừng núi địa hình hiểm trở.

Bởi, 3/4 diện tích lãnh thổ Việt Nam là rừng núi, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, ô tô, xe máy, phương tiện đặc chủng không thể cơ động gần như KHÔNG THỂ HOẠT ĐỘNG. Nếu như chỉ hành quân bộ, thì lực lượng chức năng sẽ chẳng thể nào bao quát được hết đường biên và các khu vực tác chiến, cũng như gặp trùng trùng khó khăn trong truy đuổi tội phạm hệt như sự việc đang diễn ra ở đèo Hải Vân.

Chớ trông vóc ngựa mà phán bừa, nhỏ mà có võ đấy! 
Trước giờ, mỗi khi mưa lũ sạt lở ở các tỉnh vùng núi đường xá bị cô lập, phương tiện cơ giới bị vô hiệu hoá thì lực lượng Cảnh sát cơ động phải băng rừng, lội suối mang lương thực tiếp tế ứng cứu cho người dân

Đôi khi, trên những con đường rừng đường núi, chiến sĩ biên phòng sẽ cùng chiến mã vận chuyển vũ khí, quân trang, quân lượng, hàng hóa, phục vụ triển khai phương án tác chiến. Cũng như hành quân dã chiến trong thời gian dài và cứu nạn, cứu hộ tại các khu vực mà phương tiện cơ giới không thể vươn tới. Trước giờ, mỗi khi mưa lũ sạt lở ở các tỉnh vùng núi đường xá bị cô lập, phương tiện cơ giới bị vô hiệu hoá thì lực lượng Cảnh sát cơ động phải băng rừng, lội suối mang lương thực tiếp tế ứng cứu nhân dân. Nhưng hiệu quả không cao do sức người có hạn. Còn khi có ngựa ta có thể đảm bảo được yêu cầu tải hàng ứng cứu, thậm chia chở người bị thương ra khỏi vùng bị cô lập và giải quyết được những địa hình mà xe cơ giới không vào được.

Ngoài có thể sức khỏe tốt, khả năng chịu đựng những hành trình dài, điều kiện làm việc khắc nghiệt, chịu được cả khí hậu khô nóng, lạnh buốt, ẩm mốc ở nước ta, giống ngựa Mông Cổ này còn có sự dẻo dai, ngoại hình phù hợp thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý các tình huống biểu tình, bạo loạn. Chiều cao của cảnh sát kỵ binh vượt lên khỏi đám đông trên đường phố, cho phép quan sát một khu vực rộng lớn hơn nhanh chóng xác định và khống chế những phần tử chủ chốt. Với trọng lượng lớn, khả năng cơ động cao, cảnh sát kỵ binh chống bạo động sẽ giữ vai trò xung kích, chia cắt đám đông, nhanh chóng đột phá, khống chế những phần tử chủ chốt của đám đông bạo động.

Quân đội, cảnh sát Việt Nam luôn đề cao thực chiến và tính hiệu quả, đó là vì sao chúng ta đã chiến thắng trước các cường quốc. Chẳng phải ngẫu nhiên, mà như chính chia sẻ của những người trong cuộc, xuất phát từ chính thực tiễn đấu tranh phòng, chống các đối tượng, tội phạm, các vụ biểu tình, bạo loạn diễn biến ngày càng phức tạp tại các địa bàn như trung tâm các thành phố lớn, các khu kinh tế, khu công nghiệp, địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng núi, biên giới, đặc biệt xảy ra trên các địa bàn chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ gây khó khăn cho lực lượng thực thi pháp luật. Do vậy Bộ Công an đã xây dựng đề án và thành lập Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh để huấn luyện và sử dụng ngựa trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới là vô cùng cấp thiết.

Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giới như Anh, Australia, Mỹ, Israel, Oman… vẫn duy trì lực lượng cảnh sát cưỡi ngựa. Đây không phải là lực lượng mang tính biểu tượng như nhiều người lầm tưởng mà thực sự họ có những đóng góp vô cùng quan trọng trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự, phù hợp với đặc điểm của khu vực mà họ được phân công thực hiện nhiệm vụ.

Cổ nhân có câu, lựa người thì “đừng trông mặt mà bắt hình dong”, lựa ngựa cũng thế. Giống ngựa Mông Cổ đúng là không đẹp, thậm chí là xấu nhưng chớ trông vóc ngựa và phán bừa, nhỏ mà có võ đấy!

Văn Dân


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây