Quả thật, với các nhà mang danh đấu tranh dân chủ vì tự do, dân chủ, nhân quyền, vì cây, vì cá,… vì đủ thứ thì không thể ‘che đậy’ thủ đoạn bỉ ổi kiếm tiền dù có tinh vi đến đâu và khi ‘hết cửa làm ăn’ thì phải đi ‘chụp giật’ từng đồng để mưu sinh.
Khi không còn khả năng ‘được lợi dụng’ để chống phá
Tạ Phong Tần là hình mẫu cho những kẻ phản bội lại dân tộc Việt Nam đi tị nạn chính trị ở hải ngoại để rồi hình mẫu ấy dần lộ diện và sụp đổ ‘ước vọng đổi đời’ khi không còn được ‘tận dụng’ bởi bàn tay chống phá của những cá nhân, tổ chức chống phá ở hải ngoại.
Ước mơ ‘tị nạn chính trị’ ở Mỹ, Pháp, Đức,… vẫn là một ‘bí ẩn’ thu hút sự quan tâm của nhiều người Việt Nam những tưởng sẽ được đổi đời khi được đặt chân đến miền đất hứa. Song, nếu những ai đã từng trải qua, chịu khó tìm hiểu một chút thông tin thì có thể nhận ra rằng ‘đó là sự sỉ nhục’, ‘bước đường cùng’ và ‘đặt cược số phận vào sự may rủi’…
Tạ Phong Tần vẫn cố gắng đều đặn làm clip rồi đăng tải lên trang cá nhân tìm kiếm người xem để lấy tiền quảng cáo
Phải chăng, trong số những tên phản bội Tổ quốc xuất ngoại vẫn có những kẻ ‘ăn trên ngồi chốc’, ‘nhà lầu, xe hơi’… được trọng vọng. Quả thật, vẫn có nhưng số đó rất hiếm và họ cũng phải đánh đổi cái giá nhất định. Không thế mà Tạ Phong Tần phải ‘lên cơn nổi đóa’ khi ‘đố kị’ với kẻ phản Quốc Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở chỗ: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh xuất ngoại tị nạn không phải chỉ một mình mà cả con và mẹ của ả; ả vẫn nhận tiền đều như ‘vắt chanh’ từ những tổ chức ngoại vi, các cá nhân do Trịnh Hội điều phối;…
Cũng phải chăng, số của Tạ Phong Tần cũng như một số kẻ khác ‘đen đủi’ khi không có được những thứ mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có ? Trong góc nhìn lần này, Đấu trường dân chủ tiếp tục lột nốt cái vỏ còn lại của những kẻ tị nạn vẫn ‘tự vỗ ngực’ tạo dáng để ‘quảng bá’ hòng ‘lừa gạt’ những người thiếu thông tin lao vào như con thiêu thân để ‘đấu tranh cho dân chủ’, chống phá chính quyền kịch liệt để mong nhận được chiếc vé ‘tị nạn chính trị’ bên trời Tây.
Theo dõi Tạ Phong Tần, hẳn mọi người dễ dàng nhận ra sự đố kị với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nên thường xuyên ‘tự vả’ vào mặt những nhà đấu tranh dân chủ khi ‘tự lột mặt’ về những chiêu trò ‘ăn tiền’ hải ngoại. Nhưng, mục đích chính của Tạ Phong Tần trên mạng xã hội cũng giống như Bùi Thanh Hiếu vẫn phải ‘tần tảo’ lừa đảo bán hàng online trên mạng xã hội. Trong khi đó các nhà đấu tranh dân chủ trong nước cũng ‘sử dụng thành thạo’ chiêu thức này (Lộ bộ mặt Bùi Thanh Hiếu lừa đảo bán hàng trên mạng).
Tất nhiên, mỗi nhà đấu tranh dân chủ có một ‘ngón nghề’ để kiếm ăn. Kẻ ‘dư dả’ thì chưa lộ diện bán hàng còn kẻ ‘thất thế-tức không còn khả năng được các tổ chức, cá nhân phản động chống phá lợi dụng’ thì phải ‘tần tảo’ kiếm ăn là điều đương nhiên. Bởi, không có tiền thì lấy gì để ăn, để chi phí cho mọi sinh hoạt hằng ngày.
Riêng đối với Tạ Phong Tần, không biết do bản tính, cá tính hay do khả năng đấu tranh hoặc thậm chí ‘không được may mắn’ mà sớm lụi tàn giống như phương thức ‘lỗi thời’ mà Bùi Thanh Hiếu đã từng tận dụng. Phương thức ‘kiếm ăn’ mà chúng tôi muốn nhắc đến có tính chất ‘truyền thống’ mà một số nhà đấu tranh dân chủ ‘tận dụng triệt để’ đó là ‘kiếm tiền’ từ hoạt động chống phá theo kiểu truyền thống và đa dạng như: lập blog, lập kênh youtube, viết lách để đăng tải, săn tin để bán,… Nhưng xem ra chiêu thức này đã dần bộc lộ ‘ngõ cụt’ khi hình mẫu đàn chị, đàn anh Tạ Phong Tần, Bùi Thanh Hiều và mới đây là Nguyễn Văn Đài đang ‘vướng’ vào không lối thoát. Để rồi, Tạ Phong Tần, Bùi Thanh Hiếu đang phải ‘bươn chải’ bằng nghề buôn bán chụp giật trên mạng xã hội hiện nay, thậm chí còn ‘lừa đảo’. So sánh, giữa Tạ Phong Tần và Bùi Thanh Hiếu thì đúng ‘một khuôn’ như đúc như blog của Tạ Phong Tần-Công lý và sự thật và blog của Bùi Thanh Hiếu là ‘Người buôn gió’ từng một thời làm mưa, làm gió kiếm khá tiền từ viết bài, quảng cáo,… sau đó đến làm clip, và kênh youtube của Tạ Phong Tần hay Nguyễn Văn Đài hiện cũng chẳng kiếm được bao nhiêu tiền từ quảng cáo do số lượng views ít lại không được ‘chi trả’ tiền làm từ các tổ chức chống phá. Nếu so với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thì rõ ràng phương thức kiếm tiền lại khác do được Trịnh Hội -của tổ chức Thevoice hậu thuẫn nên không đi theo lối mòn viết blog, làm video mà làm phim. Chỉ một phi vụ làm phim ‘Mẹ vắng nhà’ có thể giúp cho cả gia đình Quỳnh ‘ăn mấy đời không hết’ chưa kể được Trịnh Hội ưu ái nên ‘bo’ rất nhiều theo các kênh do Trịnh Hội điều phối.
Lê lết kiếm sống
Nhìn Tạ Phong Tần trên trang facebook cá nhân có thể thấy, Tạ Phong Tần đang ‘đuối sức’, ‘cạn kiệt’ về nguồn tài chính và bế tắc về phương thức làm ăn. Đúng ‘gà què ăn quẩn cối xay’ nên chiêu trò kiếm tiền của Tạ Phong Tần cũng theo kiểu chụp giật được đồng nào hay đồng đó, được ngày nào tốt ngày đó.
Có lẽ, nguồn chính của Tạ Phong Tần là làm clip trên youtuebe rồi đăng tải lên trang cá nhân tìm kiếm thêm lượt xem giống như các youtuber ở Việt Nam và trên thế giới vẫn làm để lấy tiền quảng cáo. Do đó, nhìn các clip Tạ Phong Tần làm không còn rõ về ‘mục đích’ của một nhà đấu tranh dân chủ, tự do. Vì Tạ Phong Tần làm đủ thể loại từ làm dưa cà, đậu hũ, đến clip chửi bới, bới móc… Nếu một nhà đấu tranh dân chủ thực sự họ chỉ có một mục đích duy nhất là ‘chống phá Việt Nam’ thì bất nhất mọi sản phẩm họ làm ra đều chỉ phục vụ mục tiêu đó nhưng Tạ Phong Tần bây giờ làm clip ‘tạp phế lù’ không giống một nhà đấu tranh dân chủ như những ngày còn ở trong nước và ngày đầu bước chân đến tị nạn ở Mỹ.
Bên cạnh đó, Tạ Phong Tần cũng chụp giật kiếm ăn thêm bằng cách ‘may vá’. Hết may vá cà vạt, quần áo, khăn quàng,…. có in hình ‘cờ vàng’ để bán với giá cao. Nhưng xem ra ‘sản phẩm may vá có đính cờ vàng’ của Tạ Phong Tần cũng đã hết thời nên lâu nay cũng chẳng thấy ra được ‘mẫu sản phẩm’ nào mới hoặc sản phẩm có đính hình ‘cờ vàng’.
Cứ vài ngày Tạ Phong Tần lại ‘tung ra đợt mới’ với chiêu trò còn lại chút vải, may quá vét được ở chỗ nọ, chỗ kia … và chỉ may được số lượng rất ít .. ai cần thì ‘bán riêng’
Nhân thời gian dịch bệnh do Covid-19 ở Mỹ bùng phát, Tạ Phong Tần ‘lừa lọc’ bằng cách may khẩu trang bán với giá ‘cao’. Chúng tôi xin dẫn chứng để thấy được ‘kiểu làm ăn chụp giật’ của Tạ Phong Tần từ việc may và bán khẩu trang trên mạng xã hội cho người Việt định cư ở Mỹ.
Chiêu trò mà Tạ Phong Tần ‘tung ra’ là ‘khan hàng’ và vải xịn 100% cốt tông để bán được hàng và bán với giá cao. Nên, cách vài ngày Tạ Phong Tần lại đăng quảng cáo ‘may còn ít vải’ và chỉ có ’70 chiếc khẩu trang’ ….
Không biết đây có phải là lô khẩu trang ‘đặc biệt’ của Tạ Phong Tần hay không vì không có nguồn cung vải, Tạ Phong Tần phải lấy ‘ga chải giường’ để may khẩu trang bán
Chiêu trò ‘bán khẩu trang’ cứ lặp đi, lặp lại trên mạng với đủ ‘từ ngữ’ để diễn tả rằng ‘không ở đâu có’ và không chất lượng nào bằng từ vải, dây chun, … đến số lượng rất rất hiếm-hàng độc. Thậm chí, đặc biệt là không có vải để may phải dùng đến ga trải giường để may khẩu trang bán. Một điều đặc biệt nữa mà chúng ta dễ nhận ra là không hề có một lô khẩu trang nào do Tần sản xuất có đính ‘cờ vàng’ như các sản phẩm may trước đây của Tần. Phải chăng, ‘mốt’ đó đã lỗi thời với bà con Việt kiều ở Mỹ hay Tạ Phong Tần đã chán chơi trò ‘cờ vàng’…
Cái giá phải trả
Cái giá nhãn tiền mà bất kỳ kẻ phản Quốc nào đi tị nạn cũng nhận ra đó là nỗi đau tột cùng từ sâu thẳm tâm can họ. Bài học nhãn tiền từ nỗi đau của Bùi Tín ở Pháp cho thấy đến lúc chết vẫn ‘đau đáu’ hướng hướng về quê hương-nơi tổ tiên, dòng họ đã sinh ra mình và nơi từng lớn lên mặc dù có khó khăn nhưng ‘ấm áp’. Bùi Tín khi còn ở tuổi xế chiều vẫn từng ước có được một lần ‘đi bộ ở bờ hồ’ và mãi mãi nó chỉ là giấc mơ. Một khi những kẻ phản bội đã ‘quay lưng’ lại với dân tộc thì họ không còn đường để về, để trở lại. Cũng như Thu Hà, theo chân Nguyễn Văn Đài đi tị nạn ở Đức, chỉ sau 3 tháng đã phải quay lại Việt Nam xin về nước nhưng không được nhân dân Việt Nam chấp nhận.
Có lẽ, không cái giá nào có thể trả được khi họ bị chính nơi sinh ra mình ruồng bỏ và không nỗi đau nào khi chết lại không được chết ở nơi mình sinh ra. Đó là nỗi đau và cũng là bài học cho những kẻ ‘hám cuộc sống giàu sang’ ở miền đất hứa phải gánh chịu. Bùi Tín trước khi chết cũng còn kịp chăng chối ‘dù có đống tiền nhưng xác và hồn’ vẫn tha hương thì chẳng ích gì…
Chưa kể, cái giá mà họ phải trả đó là mưu sinh nơi đất khách quê người, khi không còn giá trị sử dụng giống như Bùi Thanh Hiếu, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Đài,… Nỗi nhục ê chề khi hàng ngày, hàng giờ phải đối mặt với miếng cơm, manh áo. Chấp nhận tủi nhục để bán hàng online và thậm chí phải dùng thủ đoạn lừa đảo nhưng họ cũng không còn con đường nào khác.
Bên cạnh đó, những người thân của họ vẫn phải chịu liên lụy khi có đứa con, đứa cháu, đứa em, người chị, người anh ‘phản bội dân tộc’. Điều tiếng này khó có thể ‘gột rửa’ trong một ngày, hai ngày mà có vẫn mãi là ‘bia miệng’ ngàn đời ‘nguyền rủa’.
Nhìn Tạ Phong Tần ngày càng ‘tàn tạ’ ngoài cái vỏ bọc ‘không có gì’ đã cho thấy sự lựa chọn sai lầm của những kẻ ‘chấp nhận phản bội lại dân tộc, nhân dân Việt Nam’ để đổi lấy ‘vé tị nạn’ ở miền đất hứa và đó cũng là cái giá mà chính họ phải trả.
Phạm Tùng-Thành Nam
Nguồn: Đấu trường Dân chủ