Trang chủ Đấu trường dân chủ Cảnh giác với những thông tin ‘giả’ cài cắm vào vụ án...

Cảnh giác với những thông tin ‘giả’ cài cắm vào vụ án Hồ Duy Hải trên mạng xã hội

204
0

Vụ án ‘tử tù Hồ Duy Hải’ lại nóng không chỉ trong giới chuyên môn mà trên mạng xã hội càng nóng khi có những thông tin giả được cài cắm, đan xen bên cạnh những thông tin chính thống làm cho người dân ‘băn khoăn’ chưa biết đâu là sự thật của vấn đề. Đấu trường dân chủ tiếp tục đưa ra những chiêu trò, thủ đoạn cài cắm thông tin giả của những kẻ chống phá muốn lợi dụng vụ việc này để tạo hoài nghi về nền tư pháp Việt Nam, hệ thống cơ quan tố tụng hình sự và những kẻ chống phá đã từng bị đưa ra xét xử.

Vụ án tử tù Hồ Duy Hải hiện đang làm ‘nóng’ bởi 3 vấn đề đã được Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao lý giải sau khi báo chí đặt vấn đề cũng như những phân tích của giới chuyên môn như luật sư, giảng viên pháp luật, kiểm sát viên, thẩm phán, đại biểu Quốc hội,… Các vấn đề này đã được báo chí chính thống, không chính thống và mạng xã hội loan tải dưới góc độ cá nhân rộng rãi và đa chiều nên chúng tôi không bàn sâu về mặt chuyên môn, góc độ pháp luật về phán quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Vấn đề chúng tôi đặt ra ở đây là bên cạnh thông tin chính thống vẫn có những kẻ ‘chèn’ thông tin giả với mục đích cá nhân, gây nhiễu, chống phá liên quan đến vụ án này.

Cảnh giác với những thông tin 'giả' cài cắm vào vụ án Hồ Duy Hải trên mạng xã hội

Trương Châu Hữu Danh kể lể khóc than suốt 12 năm qua theo đuổi vụ án và cuối cùng đưa ra bằng chứng là một bản đánh máy tự tạo dựng kịch và cho rằng đó là ‘cáo trạng’ của Viện kiểm sát

Thông tin giả đính kèm thông tin chính thống trên mạng xã hội và báo chí thiếu thiện chí

Trên mạng xã hội cũng như báo chí thiếu thiện chí như RFA, VOA, BBC,… vẫn cho đăng tải những ý kiến, quan điểm bình luận, phân tích, đánh giá về vụ án hòng định hướng, hướng lái vụ việc đi theo diễn biến xấu và cố tình quy chụp, vu cáo nền tư pháp Việt Nam, hệ thống cơ quan tố tụng và cá nhân 17 thành viên trong tham gia phiên xét xử giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải.

Hàng loạt các bài viết với các góc nhìn khác nhau của những người trong giới chuyên môn trên báo chí thiếu thiện chí vẫn chỉ xoay quanh góc nhìn của những luật sư mang danh đấu tranh dân chủ, trong đó có cả những luật sư từng bị tuyên án về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước như luật sư Lê Công Định, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Đặng Đình Mạnh, … Các luật sư bên cạnh việc viện dẫn các điều luật để chứng minh về tính hợp pháp của ‘phán quyết’ do Hội đồng thẩm phán đưa ra cũng như các tình tiết chứng minh về việc vi phạm hoạt động tố tụng, vi phạm điều tra vụ án, những tình tiết mâu thuẫn trong cáo trạng của Viện kiểm sát,… thì cuối cùng vẫn suy diễn vô lối về nền tư pháp Việt Nam, cơ quan tố tụng, cán bộ tham gia phiên xét xử và do chế độ ‘độc tài’. Những bài viết này, người đọc dễ dàng nhận ra ‘lỗi phạm’ là cố tình ‘chèn ý chí chủ quan’ để suy diễn, quy chụp một cách vô lối. Bởi nếu xét trong nền tư pháp, hệ thống cơ quan tố tụng thì đây chỉ là 1 vụ án như bao vụ án khác chứ không phải tất cả các vụ án đã từng được đưa ra xét xử theo quy định của tố tụng hình sự. Dẫu biết rằng, đây là vụ việc cụ thể nhưng các cá nhân này lại cố tình đổ lỗi cho cả một hệ thống, một nền tư pháp thì liệu đã khách quan, đã đúng.

Hàng loạt các bài viết có tính chất cá nhân, thể hiện quan điểm cá nhân được đưa lên mạng xã hội bên cạnh những bài viết phân tích ‘thấu tình, đạt lý’ theo hướng giúp cho cơ quan tố tụng khắc phục những sai sót thì không ít những bài viết của những tên tội phạm phản bội Tổ quốc, những kẻ mang danh tri thức đấu tranh dân chủ trên mạng xã hội như Tạ Phong Tần, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Bùi Thanh Hiếu,… thậm chí cả nhà báo Trương Châu Hữu Danh. Các bài viết được biên soạn khá công phu, tìm hiểu kỹ càng các vấn đề hiện dư luận đang quan tâm, đặc biệt còn có cả những văn bản mật như bút  lục, cáo trạng và thậm chí là cả những giấy tờ liên quan đến nhân thân của con người như giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy đăng ký kinh doanh,… Phải chăng, các cá nhân này có chủ định gì mà phải cất công đi tìm kiếm để rồi suy diễn, vu cáo, quy chụp. Các bài viết này rất tinh vi, xảo quyệt khi đưa ra chứng cứ, chứng minh cứ như thật nhưng rồi trong số đó có vô số những chứng cứ giả. Điển hình như vụ chúng lấy hình ảnh của Đỗ Văn Hùng rồi tung là kẻ mang tên Nguyễn Văn Nghị để vu cáo cho rằng Nguyễn Văn Nghị chính là kẻ giết người trong vụ án tử tù Hồ Duy Hải mà chúng tôi mới bóc trần bộ mặt thật, chân tướng của thông tin giả, ảnh giả (xem bài viết: Lật mặt những kẻ chống phá ‘tung tin Nguyễn Văn Nghị’ là kẻ giết người vụ án tử tù Hồ Duy Hải). Hay như nhà báo Trương Châu Hữu Danh đã tung ra loạt bài viết chứng minh điểm bất hợp lý trong cáo trạng nhưng cáo trạng mà Trương Châu Hữu Danh đưa ra là giả, là bản bị chỉnh sửa. Vì sao giả, chúng ta nhìn vào chứng cứ mà Trương Châu Hữu Danh đưa ra thì thấy rất rõ cáo trạng không có dấu giáp lai nếu có chúng đã ‘phơi’ ra để tăng độ tin cậy. Những bản đánh máy mà Trương Châu Hữu Danh đưa ra chỉ là bản giấy lộn tự đánh máy, không có căn cứ, cơ sở khẳng định là cáo trạng hay bút lục vụ án.

Cảnh giác với những thông tin 'giả' cài cắm vào vụ án Hồ Duy Hải trên mạng xã hội

Hình ảnh giả mà Mã Tiểu Linh cũng như những kẻ chống phá tung tin về người có tên Nguyễn Văn Nghị đã thoát án tử hình mà Hồ Duy Hải phải chết thay

Cảnh giác với những thông tin 'giả' cài cắm vào vụ án Hồ Duy Hải trên mạng xã hội

Tạ Phong Tần chứng minh thanh niên mang tên Nguyễn Văn Nghị là Đỗ Văn Hùng và sinh năm 1990

Cảnh giác với những thông tin 'giả' cài cắm vào vụ án Hồ Duy Hải trên mạng xã hội

Thẻ căn cước công dân của Đỗ Văn Hùng

Hàng loạt các thông tin trên các báo chính thống được sử dụng làm nền để ‘chèn’ ý chí cá nhân của những kẻ chống phá. Các bài viết trên báo chí chính thống nêu ra vấn đề dư luận quan tâm, diễn biến phiên xét xử và quan điểm của những cá nhân mà báo chí phỏng vấn. Nội dung các bài viết này thể hiện quan điểm khách quan, chính xác không hề có dụng ý ‘quy chụp, đổ lỗi’ nhưng khi các cá nhân mang danh đấu tranh dân chủ chia sẻ lại lên mạng xã hội đã ‘đính kèm’ thêm thông tin giả, những biện luận quy chụp vô lối, thậm chí còn tạo ra hiện tượng ‘tâm lý giả’ như bức xúc, chửi bới,… Mặc dù, tâm lý bức xúc giả này chỉ của một cá nhân nhưng chúng lại tạo ra như là tâm lý của đám đông và chủ yếu được sự hà hơi, tiếp xức của những kẻ cùng hội, cùng thuyền.

Cảnh giác với những thông tin 'giả' cài cắm vào vụ án Hồ Duy Hải trên mạng xã hội

Đính kèm bài viết trên báo Giao thông, các đối tượng như Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Xuân Diện ra sức chèn thêm thông tin để ‘gào thét’, ‘quy chụp’, ‘đổ lỗi’ … một cách vô lối

Quy chụp, vu cáo để ‘gây tâm lý’ đám đông, đòi hỏi vô lối

Những quy chụp, vu cáo vẫn là những chiêu trò do những kẻ chống phá tự nặn ra và điều hướng dư luận, kích động tâm lý dư luận xã hội. Phải chăng, dư luận sẽ bị ‘dìu dắt’ theo diễn biến mà các nhà đấu tranh dân chủ tạo ra ? Rất dễ có thể xảy ra nếu người tiếp nhận thông tin không thực sự cảnh giác trước sự cài cắm thông tin giả. Mặt khác, còn phụ thuộc vào tính khí của mỗi cá nhân. Các ví dụ điển hình ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy diễn biến tâm lý lệ thuộc vào  thông tin giả vẫn còn tồn tại như người dân Anh đốt trạm phát song 5G do thông tin cho rằng nCoV là do sóng 5G tạo ra hay ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bức xúc trước thanh niên đánh con nên ‘đặt tiền cho những ai xử thanh niên đó’… khi vụ việc được tường minh thì lúc đó liệu sửa chữa kịp. Theo đó, những kẻ chống phá ra sức ‘công kích’ tâm lý những ai tham gia mạng xã hội bằng những hình ảnh, chứng minh… để quy chụy sự sai trái của cơ quan chức năng, của cá nhân các thành viên Hội đồng thẩm phán và thậm chí sử dụng hình ảnh của người mẹ tử tù Hồ Duy Hải để ‘châm lửa’ vào lòng người xem.

Vấn đề nghiêm trọng hơn, chúng vô lối đòi hỏi dân biểu Mỹ, dân biểu Đức,… can thiệp vào Quốc hội, can thiệp và can thiệp vào nền tư pháp Việt Nam. Chúng vô lối đòi hỏi phải thay đổi nền tư pháp bằng việc thay đổi chế độ chính trị của một Quốc gia, chế độ chính trị mà nhân dân Việt Nam đã và đang xây dựng. Nếu những đòi hỏi liên quan đến thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội để khắc phục những sai sót của vụ án cụ thể về tử tù Hồ Duy Hải thì không đáng bàn nhưng chúng lại vô lối đòi hỏi thay đổi cả một nền tư pháp gắn với chế độ chính trị của Việt Nam. Bất kỳ quốc gia nào cũng có sai sót, cũng có oan sai do điều kiện lịch sử cụ thể, do nhiều yếu tố khác nhưng không thể vì một sự việc cá biệt mà đòi hỏi can thiệp từ bên ngoài vào nên tư pháp Việt Nam là không thể chấp nhận. Sự can thiệp này không những vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế, vi phạm vào công việc nội bộ của Việt Nam mà còn gây phương hại đến an ninh quốc gia Việt Nam.

Chúng ta không chấp nhận cái sai, cái tiêu cực và bất kỳ hành vi sai trái, tiêu cực của cá nhân nào đều phải bị xử lý chứ không phải đòi ‘xử lý chế độ chính trị’. Điều này có nghĩa rằng chúng tôi cũng sẽ không chấp nhận và kiên quyết đấu tranh với hành vi sai trái, tiêu cực nhưng không chấp nhận những kẻ mượn cớ để đòi hỏi có tính chất quy chụp vụ việc cá nhân để đổ lỗi cho cả chế độ và đòi ‘xử lý chế độ chính trị’ của một Quốc gia.

Một lần nữa chúng tôi lại đưa ra cảnh báo đến vấn nạn tin giả do thế lực thù địch cài cắn hòng thực hiện mưu đồ đen tối hòng thay gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gây phương hại đến an ninh quốc gia, sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa do nhân dân Việt Nam đã đấu tranh gây dựng bằng biết bao xương máu của thế hệ cha ông. Chúng ta mỗi người dân Việt Nam hãy thực sự cảnh giác, nêu cao ý thức trách nhiệm đấu tranh loại bỏ những thông tin giả gây ‘nhiễu loạn tâm lý’ do thế lực thù địch gây ra và cũng không quên nhiệm vụ đấu tranh loại bỏ tiêu cực để góp phần xây dựng nền tư pháp của Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn.

Thành Nam

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây