Ngày 08/05/2020, sau 3 ngày xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, và giữ nguyên bản án sơ thẩm, tuyên Hồ Duy Hải tử hình về tội giết người. Trước diễn biến đó, một bộ phận dư luận đã phản đối kết luận của tòa, với lý do rằng các cơ quan điều tra, xét xử đã vi phạm một lượng lớn nguyên tắc tố tụng hình sự trong quá trình xử lý vụ án, như Viện Kiểm sát đã chỉ ra.
Nhân đó, ngày 07/05/2020, Phạm Đoan Trang đã lợi dụng các diễn biến kể trên để bênh vực “công lý đám đông”. Trang viết rằng ở “xứ sở gần như vô luật” như Việt Nam, người dân sẽ “không biết dựa vào đâu” ngoài “cái hung hãn, bầy đàn, cảm tính của đám đông cư dân mạng”. Dựa vào đó, Trang công kích những người đang cảnh báo nguy cơ từ các đám đông trên Internet:
Sau khi xem xét ý kiến của Đoan Trang, chúng tôi nhận thấy nó có 2 hạn chế.
Thứ nhất, Đoan Trang đánh đồng “Đám đông” (The Crowd) và “Công chúng” (The Public) với nhau, trong khi nhiều nhà nghiên cứu về truyền thông hiện nay đã phân biệt rõ hai khái niệm này. Chẳng hạn, theo Herbert Blumer, “đám đông” mà Gustave le Bon mô tả là một nhóm người chia sẻ một cảm xúc chung (như sợ hãi, vui vẻ, giận dữ…), và nhìn chung là vô minh, nguyên thủy. Trong khi đó, “công chúng” là một nhóm người cùng quan tâm đến một vấn đề nhất định, và trao đổi ý kiến ở những không gian vật thể (như quảng trưởng, quán café…) hay phi vật thể (như báo chí, mạng xã hội…). Công chúng có thể chia sẻ những quan điểm và cảm xúc đa chiều, chứ không nhất thiết phải có cùng cảm xúc và hành động phá hoại như đám đông. Hiện nay, dù Đoan Trang là một phần của một đám đông, rõ ràng dư luận mạng về Hồ Duy Hải vẫn đang hành động như một công chúng.
Thứ hai, là biên tập viên Luật khoa Tạp chí, Đoan Trang thừa biết rằng sự thật và công lý chỉ được đảm bảo bằng những quy trình duy lý nghiêm ngặt. Trong khi công chúng có thể tham gia các quy trình đó để đảm bảo sự thật được tìm thấy, công lý được thực thi; đám đông phá hoại có thể phá hoại các quy trình nếu nó lớn mạnh đến mức không thể kiểm soát. Đám đông của Donald Trump, mà Luật khoa Tạp chí thường phê phán, là một ví dụ tiêu biểu. Ngay trong vụ Hồ Duy Hải, thứ “công lý đám đông” mà Đoan Trang ca ngợi đã bắt đầu tạo ra bất công, khi đám đông vu cáo một người dân vô can là hung thủ:
Giả sử Việt Nam là một “xứ sở gần như vô luật”. Trong trường hợp đó, đám đông “hung hãn, bầy đàn, cảm tính” mà Đoan Trang ca ngợi có khả năng thiết lập luật lệ và trật tự không? Các “nhà hoạt động” vây quanh Đoan Trang đang tạo thành một cộng đồng công bằng và trật tự, hay đang là một cái ổ chửi bới, đấu đá, tham nhũng, ngoại tình?
Nguồn: Loa phường