Sáng 12.5, Phó chánh án Tòa án nhân dân (TAND) tối cao Nguyễn Trí Tuệ, 1 trong 17 thành viên Hội đồng thẩm phán (HĐTP) phiên giám đốc thẩm Hồ Duy Hải, đã trả lời 3 câu hỏi lớn của dư luận về phiên tòa đang gây phản ứng trái chiều thì đại biêu quốc hội Lê Thanh Vân trên trang facebook lại ‘hậm hực’ cho rằng ‘không có quyền phán quyết lời nói của đại biểu Quốc hội’ vậy bà đại biểu theo tư cách nào ?
Trên trang facebook cá nhân mang tên Lê Thanh Vân được biết là trang cá nhân của đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân có đoạn viết khẳng định ‘chắc nịch’ trong Hiến pháp cũng như hệ thống pháp luật Việt Nam không hề có quy định nào cho phép Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao được phép ‘phán xét’ phát ngôn của đại biểu Quốc hội. Vậy, bà quá ‘lạm quyền’ đại biểu hay không nhận thức được vai trò đại biểu của mình ? Đấu trường dân chủ có ý kiến để góp thêm ý kiến vào vụ việc này.
Đại biểu mà phát ngôn ‘vô lối’ trên mạng xã hội
Trước hết, chúng tôi khẳng định rằng việc Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra phán quyết vụ án tử tù Hồ Duy Hải vào chiều 8/5 đã quá rõ ràng và có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau nên không bàn về tính đúng sai, hợp pháp hay chưa hợp pháp mà chỉ bàn về việc phát ngôn của đại biểu Lê Thanh Vân đối với câu trả lời của một thành viên trong số thành viên Hội đồng thẩm phán -Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã khiến bà ‘bức xúc’ trên mạng xã hội.
Thưa bà Vân, xin hỏi bà khi bà phát biểu về phán quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đưa ra chiều 8/5 là theo tư cách nào ? tư cách của một người dân hay tư cách là đại biểu Quốc hội ? Nếu tư cách là một người dân thì sao bà lại bảo đó là ‘lời nói vàng ngọc của Đại biểu quốc hội’ và nếu là phát biểu của một đại biểu Quốc hội sao lại phát biểu trên mạng xã hội facebook. Không biết có quy định nào về hoạt động của Quốc hội Việt Nam, đại biểu Quốc hội được phép hoạt động trên mạng xã hội của một tài khoản cá nhân không phải là tài khoản mạng xã hội của Quốc hội ? Điều này chắc bà phải hiểu, phát biểu của bà chỉ là phát biểu cá nhân với tư cách là công dân chứ không phải là phát biểu của một đại biểu. Lẽ ra bà nên phát biểu trên nghị trường khi Quốc hội lấy ý kiến lúc đó mới là chính thức thưa bà.
Tiếp theo, cảm nhận của bà về vụ án trong khi bà không phải là người trực tiếp tham gia hay không phải là người nhận đơn trực tiếp của cử tri hoặc ý kiến của cử tri để giải quyết theo thẩm quyền của đại biểu Quốc hội thì ‘phán xét của bà về vụ việc’ cũng chỉ là ý chí cá nhân, cảm tính cá nhân nên không thể là ý chí của người dân. Bà đừng lấy cái quyền ‘đại diện’ cho nhân dân chúng tôi để ‘dọa nạt’ trên mạng xã hội, để bảo vệ ‘ý chí cá nhân’ của bà.
Chúng tôi lấy ví dụ nhỏ thôi, không lẽ bà ra chợ mua mớ rau cũng là đại biểu quốc hội đi mua rau và mua rau theo ý chí của cử tri sao ? chưa kể ‘bà có xích mích’ với người bán rau thì bà cũng có quyền dọa người bán rau là ‘xích mích’ với người đại diện cho dân sao ?
Nên chúng tôi khuyên bà đừng lẫn lộn tư cách đại biểu, tư cách đại diện cho dân. Không phải lúc nào, nhiệm vụ nào, hoạt động nào bà cũng là đại biểu, là đại diện cho dân chúng tôi nhé.
Qua vụ việc này, một lần nữa chúng tôi mong rằng Quốc hội và cử tri cũng nên xem xét lại tư cách đại biểu của một số đại biểu Quốc hội không thể để đại biểu cho dân lại có những nhận thức ‘thái quá’ dẫn đến ‘làm quyền đại biểu’ như một số đại biểu hiện nay. Mặt khác, cử tri cũng nên cẩn trọng khi quyết định lá phiếu bầu đại biểu Quốc hội.
Thành Nam
Nguồn: Đấu trường Dân chủ