Sau sự việc ngày 17-4-2020, Trung Quốc (TQ) gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trong đó, TQ khẳng định chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận điều này thông qua công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Những kẻ bất mãn, chống phá Đảng, Nhà nước lâu nay được cớ đẩy mạnh xuyên tạc, bịa đặt thông tin liên quan đến Công hàm này, như xuyên tạc Đảng Cộng sản đã “bán nước”, rằng ông Phạm Văn Đồng đã thừa lệnh Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Công hàm bán nước cho Trung Quốc; đòi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, “cắt hết mọi chức vụ trong đảng và chính quyền của Phạm Văn Đồng để trừ mọi hậu họa do ông ta gây ra cho đất nước”…Lố bịch hơn họ “hiến kế” bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng cách là phải “giải thể Đảng Cộng sản Việt Nam, khôi phục lại tư thế pháp nhân của Việt Nam Cộng hòa”!
Trên thực tế, tìm hiểu bối cảnh lịch sử, giá trị pháp lý của Công hàm này cho thấy, nó không hề có ý nghĩa công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa như Trung Quốc đang cố bấu víu và được những kẻ khoác áo “yêu nước”, “đấu tranh dân chủ” hưởng ứng, “đục nước béo cò”
Kỳ 1: CÔNG HÀM 1958 HOÀN TOÀN MANG TÍNH NGOẠI GIAO
Kỳ 2: VIỆT NAM THỰC THI CHỦ QUYỀN LIÊN TỤC ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA VÀ ĐƯỢC THẾ GIỚI CÔNG NHẬN
Kỳ 3: VN KHÔNG VI PHẠM NGUYÊN TẮC ESTOPPEL
Gần đây TQ liên tục đưa công hàm lên LHQ, trích dẫn CHPVĐ năm 1958 và cáo buộc Việt Nam vi phạm nguyên tắc Estoppel.Thực tế, Estoppel là một nguyên tắc của luật pháp quốc tế, có nghĩa là một chủ thể luật pháp (người hoặc cơ quan, tổ chức, quốc gia) không được phép nói hoặc hành động ngược lại với những gì mình đã nói hoặc hành động trước đó.
Có nhiều học giả đã bàn luận về việc áp dụng nguyên tắc Estoppel cho trường hợp CHPVĐ. Đáng kể nhất là thảo luận của tiến sĩ-luật sư Từ Đặng Minh Thu. Theo đó, căn cứ vào thực tiễn quốc tế và các án lệ của các tòa án quốc tế, muốn chứng minh Việt Nam vi phạm nguyên tắc Estoppel thì phải chứng minh rằng CHPVĐ có ý định và nói rõ ràng rằng chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc TQ; và điều này phải được nói một cách liên tục và có hệ thống.
Tuy nhiên, CHPVĐ ngoài việc ủng hộ quan điểm vùng lãnh hải rộng 12 hải lý thì hoàn toàn không đả động đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thêm nữa, VNDCCH càng không nói một cách liên tục và có hệ thống rằng chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc TQ. Mặt khác, hai quần đảo này lúc đó thuộc VNCH quản lý, thế nên VNDCCH không có quyền có những tuyên bố về chủ quyền với hai quần đảo.
Việc năm lần bảy lượt đưa CHPVĐ lên LHQ, cho thấy họ cố tình suy diễn CHPVĐ để tranh giành lợi thế, cố tình bẻ cong sự thật, bẻ cong pháp luật, kể cả Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà nước này cũng là thành viên. Tuy nhiên, phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã nhiều lần gửi công hàm, điển hình là Công hàm số A/72/692 ngày 30-1-2018 để phản đối TQ và nêu rõ lập trường của Việt Nam.
Giới quan sát trong và ngoài nước có nhiều bài viết về CHPVĐ. Hầu như tất cả bài viết đó đều dùng những lập luận của luật pháp quốc tế để làm rõ tính pháp lý của CHPVĐ, đồng thời chứng minh sự liên tục của chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, làm thất bại âm mưu của TQ.
Nguồn: Loa phường