Trang chủ Biển - Đảo Có thể dừng việc xuyên tạc Công thư 1958 của cố Thủ...

Có thể dừng việc xuyên tạc Công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

228
0

Trong nhiều năm qua, các đối tượng xấu liên tục xuyên tạc bức Công thư của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vào năm 1958. Việc xuyên tạc này nhằm mục đích bội nhọ, hạ thấp uy tín của chính quyền trong vấn đề bảo vệ chủ quyền Tổ quốc liên quan đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Có thể dừng việc xuyên tạc Công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Những đối tượng xấu lợi dụng Công điện này xuyên tạc tuyên bố của Việt Nam về chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, bịa đặt nội dung Công điện này bán biển đảo cho Trung Quốc. Những kẻ xuyên tạc Công điện năm 1958 chủ yếu là số đối tượng chống đối ở ngoài nước và các vị dân chủ rởm, chẳng có công dân Việt Nam hay Trung Quốc nào xuyên tạc nội dung của bức Công điện này cả, tất cả đều tôn trọng sự thật được nêu ở từng dòng từng chữ của Công điện năm 1958.

Nội dung toàn bộ Công điện năm 1958 mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Trung Quốc như sau: “Thưa Đồng chí Tổng lý, Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

Như vậy, nội dung của Công điện này không hề có dòng nào công nhận chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đối với Trung Quốc, tất cả đều là khẳng định chủ quyền biển đảo của Trung Quốc phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế, tức là tôn trọng triệt để hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, mà 12 hải lý thì lấy đâu ra quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa. Thậm chí, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn rất khéo léo khi lồng ghép nội dung của Công điện gắn với quy định của pháp luật quốc tế thời bấy giờ, chỉ thừa nhận chủ quyền 12 hải lý của Trung Quốc, còn ngoài hải phận này thì mặc nhiên không thừa nhận.

Chẳng có công dân Việt Nam yêu nước nào lái cố gắng xuyên tạc nội dung Công điện theo hướng bán nước như này cả, đám bán nước thì luôn miệng kêu yêu nước nhưng đều xuyên tạc Công điện 1958 theo hướng gán ghép chủ quyền biển đảo cho Trung Quốc. Những đối tượng xấu hãy dừng ngay việc xuyên tạc nội dung bức Công điện năm 1958 bởi nó chẳng có giá trị gì cả về mặt pháp lý lẫn mặt lịch sử, mọi sự xuyên tạc chỉ là vô ích bởi sự thật mãi tồn tại theo thời gian.

Công Lý

Nguồn: Nhân quyền Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây