Trang chủ Tin tức Số 8 'Chìa khóa thành công – Những câu chuyện thật của...

Số 8 'Chìa khóa thành công – Những câu chuyện thật của CEO': Kinh doanh-bản năng hay kỹ năng?

221
0

“Chìa khóa thành công – Những câu chuyện thật của CEO” số 8 của năm 2020 sẽ lên sóng lúc 9h45 ngày 3/5/2020.

Số 8 'Chìa khóa thành công - Những câu chuyện thật của CEO': Kinh doanh-bản năng hay kỹ năng?CEO Đinh Xuân Lan – Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Kenli.

Nhân vật chính của chương trình là CEO Đinh Xuân Lan – Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Kenli.

Số 8 'Chìa khóa thành công - Những câu chuyện thật của CEO': Kinh doanh-bản năng hay kỹ năng?CEO Nguyễn Thanh Việt – Chủ tịch HĐQT Intracom Group, Chủ tịch HĐTV Tổ hợp Y tế Phương Đông.

Khách mời chuyên gia là CEO Nguyễn Thanh Việt – Chủ tịch HĐQT Intracom Group, Chủ tịch HĐTV Tổ hợp Y tế Phương Đông.

Số 8 'Chìa khóa thành công - Những câu chuyện thật của CEO': Kinh doanh-bản năng hay kỹ năng?Khách mời chuyên gia là ông Trần Quốc Việt – Tổng giám đốc Tập đoàn Ecopark.
 

Host chương trình là ông Robert Trần – Giám đốc điều hành Tập đoàn Tư vấn Chiến lược RBNC phụ trách thị trường Bắc Mỹ và Châu Á – Thái Bình Dương.

Số 8 'Chìa khóa thành công - Những câu chuyện thật của CEO': Kinh doanh-bản năng hay kỹ năng?CEO Robert Trần – Giám đốc điều hành Tập đoàn Tư vấn Chiến lược RBNC phụ trách thị trường Bắc Mỹ và Châu Á – Thái Bình Dương.

CEO đồng hành gồm:  Ông Trần Thanh Vũ- Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Quốc tế Vina Group; bà Trần Quỳnh- Nhà sáng lập kiêm Giám đốc thương hiệu La Vita: ông  Lê Trọng Thanh- Giám đốc Công ty CP Đầu tư FVN Quốc tế.

Số 8 'Chìa khóa thành công - Những câu chuyện thật của CEO': Kinh doanh-bản năng hay kỹ năng?

CEO Mai Văn Hiền – Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc tế AIG, kể:

“Tôi đam mê kinh doanh, bước vào thương trường từ khi còn học đại học. Do nhạy bén với xu hướng thị trường nên tôi làm đâu trúng đó. Chính vì vậy, tôi đã luôn tự tin vào bản năng của mình. Tuy nhiên thực tế kinh doanh đường dài lại không phải là cuộc chơi bản năng như thế.

Tôi lấy chồng khá sớm sau khi tốt nghiệp đại học. Khi đang làm tại một công ty Nhà nước và trên đà thăng tiến, thì tôi sinh con. Tôi được động viên nghỉ việc ở nhà. Chồng tôi có doanh nghiệp riêng là tổng đại lý thiết bị nhà bếp và đồ gia dụng. Để vợ ở nhà đỡ buồn, anh mở cho tôi một cửa hàng bán lẻ đồ do anh phân phối ở gần nhà.

Với kinh nghiệm sẵn có, nắm bắt được tâm lý khách hàng cũng như xu hướng thị trường, nên chỉ sau một thời gian đi vào hoạt động, cửa hàng của tôi đã nhanh chóng đạt mức doanh thu cao. Đam mê kinh doanh trong tôi lại trỗi dậy, thúc giục tôi bước dài hơn.

Năm 2011, nhận thấy thị trường nội thất đang rất sôi động, mang lại lợi nhuận cao; sẵn mối quen biết, tôi bàn với ông xã thành lập công ty, lấn sân sang thiết kế, thi công nội thất, mở showroom tại Hà Đông. Chiều vợ, nhưng chồng tôi không cùng làm, mà chỉ hậu thuẫn tư vấn chiến lược và tài chính cho vợ.

Tôi mất hơn 1 năm vừa làm vừa học, học từ việc tư vấn cho khách, cách hợp tác với kiến trúc sư cũng như đặt hàng xưởng. Bước vào thực tế tôi mới nhận thấy lĩnh vực này không “dễ ăn” như mình nghĩ. Quá trình cung ứng một đơn hàng kéo dài, lại tùy biến theo nhiều đơn hàng dễ dẫn đến sau sót về tiến độ, rủi ro trong quá trình lắp đặt, tôi lại là người mới nên phải “ném đá dò đường”.

Do tham vọng, tôi còn mở thêm xưởng để chủ động sản xuất, tuyển thêm nhân sự. Thu không bù nổi chi, tôi liên tục phải lấy tiền nhà bù vào doanh nghiệp. Nhưng tin vào bản năng kinh doanh, cùng sự tư vấn chiến lược của ông xã, tôi kiên định với lựa chọn của mình.

Cuối năm 2013 nhìn thấy cơ hội tiềm năng của phân khúc cao cấp. Tin vào bản năng, tôi bàn bạc với chồng để “đánh” vào phân khúc có biên độ lợi nhuận cao này. Đầu năm 2014, tôi chuyển showroom vào nội thành, thuê mặt bằng lớn quyết tạo bước đột phá cho doanh nghiệp.

Lúc này bắt đầu phát sinh hàng loạt khó khăn.Tại phân khúc này, khả năng tiếp cận khách hàng thấp, đòi hỏi của khách hàng cao, yêu cầu với nhân sự cũng khắt khe hơn. Tôi luôn phải nai lưng lấp đầy các lỗ hổng. Để đảm bảo có khách, tôi phải đích thân đi tư vấn, chốt đơn hàng. Về nhân sự, kiến trúc sư thiết kế giỏi thì khó nắm bắt, kiến trúc sư có tính ổn định cao lại không làm hài lòng khách hàng. Tôi phải giám sát từ thiết kế tới thi công. Việc gì cũng đến tay, tôi làm không còn biết ngày đêm, thậm chí không có thời gian cho riêng mình.

Đang lúc over nhất thì doanh nghiệp ông xã cũng gặp khó khăn, chồng tôi phải tập trung toàn lực cho doanh nghiệp riêng. Đây là cú shock lớn với tôi, vốn đã quen dựa dẫm cả về chiến lược và tài chính, nay tôi phải một mình tự bươn chải. Trong khi về định hướng, chính bản thân tôi cũng đang bí đường. Về tài chính, mỗi tháng tôi chi phí gần 200 triệu, một mình kéo cày nuôi gần 50 nhân sự.

Lần đầu tiên, tôi không thực sự tin vào bản năng kinh doanh của mình.

Trong hoàn cảnh này, CEO sẽ lựa chọn ra sao? Câu trả lời sẽ có trong chương trình.

Trailer chương trình:

Trình duyệt của bạn không hỗ trợ.
Tải về: video/mp4

 

Nguồn: Báo Tin tức

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây