Trang chủ Bản tin Dân chủ Sự trái ngược trong mùa Lễ Phật đản

Sự trái ngược trong mùa Lễ Phật đản

179
0

Lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha (nhằm ngày 15 tháng tư âm lịch, năm 624 Trước Công Nguyên), một ngày rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo.

Sự trái ngược trong mùa Lễ Phật đản

Hình ảnh về Đại lễ Phật đản tại Việt Nam

Ở Việt Nam, lễ Phật đản từ lâu đã trở thành lễ hội lớn của dân tộc, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức một cách trang trọng. Nhiều người hay gọi ngày Phật đản là “Mùa Phật đản” để hòa chung niềm vui cùng mọi người trên khắp thế giới mừng ngày Đức Phật ra đời. Đây cũng là dịp để khích lệ truyền thống văn hóa Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta nên được tổ chức long trọng, thu hút rất nhiều người tham gia, kể cả những người không có tín ngưỡng Phật giáo.

Năm nay, Đại lễ Phật đản diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid, cả nước thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 15 và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid 19 trong tình hình mới. Theo đó, Trung ương GHPGVN (TƯGH) vừa ra Thông tư số 076 /TT-HĐTS của Hội đồng Trị sự GHPGVN (HĐTS), ngày 16-4-2020 về việc hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2564 – DL.2020 gửi đến Ban Trị sự (BTS) GHPGVN các tỉnh, thành phố; chùa, cơ sở tự viện cả nước; Tăng Ni, đồng bào Phật tử, hướng dẫn chi tiết việc tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2020 vừa đảm bảo được vui vẻ, an lạc, vừa đảm bảo an toàn, chấp hành đúng quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương. Những việc làm này đã một lần nữa chứng minh truyền thống “hộ quốc, an dân”, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam.

Sự trái ngược trong mùa Lễ Phật đản

Tuy nhiên, đạo Phật ở Việt Nam vẫn còn một số vấn đề phức tạp, đáng chú ý là hoạt động của số tu sỹ Phật giáo, nhà tu hành, phật tử tham gia tổ chức bất hợp pháp mang tên “giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”. Những thành viên cốt cán của tổ chức này dù uy tín, ảnh hưởng thấp trong Phật giáo, nhưng nhiều năm qua họ vẫn dung dưỡng các hoạt động mang tính chính trị, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, hiện nay số chống đối vẫn tiếp tục tìm cách duy trì đường hướng hoạt động theo hướng cực đoan, chống đối.

Sự trái ngược trong mùa Lễ Phật đản

Một số thành viên trong tổ chức “GHPGVNTN”

Liên quan đến mùa Phật đản, xin dẫn chứng để làm rõ luận điểm trên trong “Thông bạch Đại lễ Phật đản Phật lịch 2564” mới được số đối tượng cốt cán trong tổ chức “GHPGVNTN” ban hành ngày 16/4 vừa qua. Bên cạnh một số thông báo về việc tổ chức Đại lễ, các đối tượng cực đoan đã lồng ghép một số nội dung chẳng liên quan đến sự kiện trọng đại của đạo Phật: “Yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, trả tự do cho những vi bị bỏ tù vì nói lên chính kiến của mình, những tù nhân lương tâm, chính trị và tôn giáo. Vì trong môi trường nhà tù, những vị này khó có khẳ năng phòng dịch để bảo vệ bản thân”.

Sự trái ngược trong mùa Lễ Phật đản

Sự trái ngược trong mùa Lễ Phật đản

Thật đáng xấu hổ khi những nhà tu hành được giác ngộ chân lý của Phật pháp lại đưa một nội dung xuyên tạc như trên làm xấu xí, méo mó của một thông báo quan trọng của một sự kiện lớn nhất trong Phật giáo. Việc kêu gọi thả tự do cho tội phạm mà họ gắn mác “tù nhân lương tâm” là một vấn đề mang tính phi chính trị, không nên được lồng ghép vào trong mọi hoạt động tôn giáo thuần túy. Hơn nữa, đây là sản phảm của đám rận chủ quốc nội và số đối tượng cực đoan trong Công giáo, đám báo lá cải như RFA, BBC, tổ chức khủng bố Việt Tân… lu loa trên mạng xã hội suốt thời gian vừa qua. Vấn đề này đã được vạch trần trong bài viết http://www.bantindanchu.com/2020/04/cong-tac-phong-chong-dich-tai-trai-giam.html. Điều này chứng tỏ các thành viên trong tổ chức “GHPGVNTN” cùng một giộc với số đối tượng chống đối ở trong và ngoài nước.

Đây không phải là lần đầu số tu sỹ cực đoan trong Phật giáo làm một việc tráo trợn như vậy. Trong Thư chúc Tết, Thông bạch Vu Lan, Phật đản những năm trước đó cũng đều xuất hiện các nội dung tương tự, không kêu gọi chống Đảng, Nhà nước thì cũng xuyên tạc tình hình đất nước; kích động tăng, ni, phật tử chống lại việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Hành động trên của “GHPGVNTN” tiếp tục chứng tỏ đường hướng hành đạo đi ngược với lợi ích của quốc gia, lợi ích của dân tộc, trái với truyền thống yêu nước, “hộ quốc, an dân” của Phật giáo Việt Nam đã được vun đúc suốt chiều dài hơn 2000 năm lịch sử.

Mã Phi Long

Nguồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây