Trang chủ Bản tin Dân chủ Sự thật về Công văn năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm...

Sự thật về Công văn năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (P2)

319
0

Sự thật về Công văn năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (P2)

Công văn năm 1958 do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký

Còn theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược – Bộ Công an đã phân tích: “Công thư không thể có giá trị pháp lý bằng Hiệp định Geneve”. Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thật ra là một bức công điện. Mục đích của nó không liên quan đến việc xác định chủ quyền. Nên nhớ vào năm 1958, tiềm lực quốc phòng của Mỹ ở thế áp đảo, gấp 10 lần tiềm lực quốc phòng của Trung Quốc. Tàu chiến của Mỹ suốt ngày hành trình ở bờ biển Phúc Kiến (Đài Loan), thậm chí chĩa pháo vào Trung Quốc. Khi Mỹ ép buộc Trung Quốc thì Việt Nam khi đó là đồng minh của Trung Quốc. Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng do đó chuyển tải thông điệp là 25 triệu người Việt Nam đứng bên cạnh 650 triệu người Trung Quốc. Đó là tinh thần thực chất.

Sự thật về Công văn năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (P2)

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược – Bộ Công an

Thứ hai, điều 4 Hiệp định Geneve 1954 quy định Việt Nam Cộng hòa quản lý vùng biển đảo phía nam vĩ tuyến 17, tức bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất và duy nhất trong thế kỷ 20 khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Phải đặt một công thư bên cạnh một hiệp định quốc tế thì chúng ta sẽ thấy rõ hiệu lực pháp lý của chúng thế nào. Có thể so sánh thế này: công thư tương đương như một văn bản cấp xã, Hiệp định Geneve thì như một văn bản của Thủ tướng chính phủ. Điều đó có nghĩa là chỉ có Hiệp định Geneve mới có thể phủ định công thư. Do vậy, giá trị pháp lý của công thư ở mức rất thấp so với Hiệp định Geneve.

Công thư 1958 không hề đề cập vấn đề chủ quyền lãnh thổ

Ông Trần Duy Hải – Phó Chủ nhiệm UB Biên giới quốc gia – đã từng lên tiếng về công thư năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng như sau: “Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là văn bản ngoại giao, nó có giá trị pháp lý về những vấn đề được nêu trong nội dung, đó là Việt Nam tôn trọng 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Công thư không đề cập chủ quyền lãnh thổ, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa nên đương nhiên nó không có giá trị pháp lý trong vấn đề chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa. Thứ hai, giá trị công thư cũng phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi cho Trung Quốc trong bối cảnh Hoàng Sa, Trường Sa đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa theo Hiệp định Genève 1954 mà Trung Quốc có tham gia. Do đó, tôi xin nói logic thông thường là bạn không thể cho người khác cái gì khi bạn chưa có được (cái đó)”.

Sự thật về Công văn năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (P2)

Ông Trần Duy Hải – Phó Chủ nhiệm UB Biên giới quốc gia

Về vấn đề này, chúng ta cần nhận thức rõ ràng rằng: trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ “nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu “miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”.

Vậy đến đây, chúng ta đã có thể khẳng định rằng không bao giờ có chuyện một vị lãnh đạo ưu tú, yêu nước như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng – người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại làm ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do.

Còn nếu cần lên án việc biển đảo quê hương bị “AI” bán đứng cho Tàu khựa và bán như thế nào thì hãy lấy các dẫn chứng về hành động hèn nhát của phía quân đội VNCH thuộc chính quyền bù nhìn ngụy quyền Sài Gòn. Chính họ là những nhu nhược, nối giáo cho giặc, để đế quốc Mỹ thao túng, chỉ đạo để TQ xâm chiếm đảo trong các sự kiện liên quan đến các mốc thời gian như năm từ 1956 đến 1974, trong đó nhục nhã nhất là sự kiện “hải chiến Hoàng Sa năm 1974”.

Qua đây, rõ ràng cho thấy, những kẻ ngụy quân tử như đám rận chủ, phản động ở trong và ngoài nước, số báo lá cải như BBC, RFA, VOA… cũng chỉ là con kền kền nhặt xác thối khi lợi dụng vấn đề biển Đông để vu vạ, nói xấu Việt Nam, hạ uy tín các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ. Thủ đoạn của chúng rất tinh vi, xảo quyệt, được tạo dựng bởi vỏ bọc là những người “yêu nước” nhưng bản chất là những kẻ tay sai chống phá Việt Nam. Như phân tích ở trên, rõ ràng chúng chỉ tập trung công kích các vị lãnh đạo Cộng sản, xuyên tạc, bóp méo lịch sử nhằm đánh lừa công chúng, tác động tâm lý tiêu cực dần làm mất niềm tin của quần chúng vào vai trò lãnh đạo đất nước của Đảng, và tất nhiên, với bản chất thù địch với Cộng sản, sẽ không bao giờ thấy các đối tượng đả động đến một câu từ nào về sự hèn yếu của lực lượng hải quân “giấy” thuộc chính quyền tay sai VNCH khi họ ngậm bộ hòn cam chịu để Mỹ bắt tay với TQ xâm chiếm biển đảo Việt Nam.

(Bài viết có sự tham khảo dữ liệu từ các nguồn chính thống của Chính Phủ).

Nguồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây