Mỵ đây, Mỵ đây…
Hôm trước Mỵ có bóc phốt bài viết của báo Thanh Niên bằng cách chỉ ra sự thật về 2 nhân vật là bà Đàm Thị Thịnh và bà Nguyễn Thị Kim Phượng. Và hôm nay, Mỵ lại làm nốt nhân vật thứ 3 là bà Nguyễn Thị Ngọ. Anh em lưu ý là bài viết “Giọt nước mắt phía sau những “cây ATM gạo” theo đường link dưới đây đã được sửa sau khi nhận gạch đá của người đọc, nhưng bài viết vẫn giữ nguyên bản chất: Xuyên tạc, bịa đặt nhằm bôi nhọ chính quyền, nhân dân Thủ đô và đá xéo quyết định giãn cách xã hội. Mời xem link dưới:
Bài báo viết gì? Mỵ trích nguyên văn:
“Tay run run ôm lấy túi gạo mới nhận, bà Nguyễn Thị Ngọ (66 tuổi, trú tại phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) luống cuống che mưa, sợ gạo ướt mất.
Trong hàng dài người dân đến “ATM gạo” được dựng ở Trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), người lóc cóc chiếc xe số cà tàng, người đạp chiếc xe còn nguyên mớ phế liệu mới nhặt chưa ai mua. Riêng bà Ngọ cuốc bộ quãng đường chừng 5 km từ Cổ Nhuế, đi được nửa đường người ta thương tình cho “quá giang” mới đến được “cây ATM gạo”.
“Tôi cũng có chiếc xe đạp, mà nó hỏng suốt, tiền sửa nhiều hơn tiền mua, bữa có người hỏi nên tôi bán được 55.000 đồng. Từ đó đến giờ đi đâu cũng cuốc bộ, may vừa nãy có anh thanh niên tốt bụng cho tôi đi nhờ đến đây”, bà Ngọ trải lòng.
Bà Ngọ chẳng có điện thoại, không nhớ số chứng minh thư, đến bàn tiếp tân bà bảo chỉ đọc tên với địa chỉ nhà có được không? Tình nguyện viên ghi xong thông tin, dìu bà đến nhận gạo nghĩa tình. Được 3 kg bà rối rít cảm ơn các anh các chị tình nguyện viên: “Chừng này đủ cho hai mẹ con”, bà rưng rưng.
Chồng mất, nay mình bà bươn chải giữa đời nuôi con trai bị tâm thần. Trước dịch bà còn chạy chợ bán mớ rau, đi rửa bát thuê, mỗi ngày kiếm thêm dăm ba chục. Từ ngày dịch bệnh, hai mẹ con rau cháo qua ngày trong căn nhà cấp bốn tuyềnh toàng. Thứ đáng giá nhất trong nhà có lẽ là chiếc tivi màn hình lồi với chiếc nồi cơm điện được mọi người gom góp mua cho.
“Tôi đi bán chục mớ rau nhưng có ngày bán không hết. Có bữa mệt quá ngủ thiếp đi trên đường, có người đi chụp hình đăng tôi lên mạng, người ta thương đến mua cho”, bà Ngọ bộc bạch.
Nay rau bán cũng khó, bà được tổ trưởng tổ dân phố mách ở dưới quận Bắc Từ Liêm phát gạo, đường sá xa xôi, mưa nặng hạt mà bà nói vẫn ráng đi được.”.
Hết trích
Eo ôi, điêu thế. Đọc xong đoạn trích ấy Mỵ sẽ hỏi, trách nhiệm của chính quyền ở đâu khi để cho công dân Thủ đô của mình khổ đến mức này? Tin thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” hay “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” của hàng xóm láng riềng, khu phố đâu mất rồi?
Và chỉ vì quyết định giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 mà đã có những mảnh đời, số phận tại Hà Nội bỗng nhiên rơi vào cảnh “chạy ăn từng bữa”?
Nếu anh Trần Cường viết như vậy để mua được nước mắt của người đọc, để bán được nhiều báo hoặc để kiếm được nhiều tiền làm từ thiện thì anh đã thành công. Thậm chí, để người dân hoài nghi về quyết định giãn cách xã hội nhằm phòng chống dịch Covid-19, hay gián tiếp chê bai chính quyền vô trách nhiệm, hoặc cưởi khẩy vào tinh thần tương thân tương ái của hàng xóm láng giềng… thì anh cũng đã thành công mỹ mãn.
Sự thật thế nào?
Cũng như trường hợp của bà Đàm Thị Thịnh và bà Nguyễn Thị Kim Phượng, hình ảnh nhân vật Nguyễn Thị Ngọ cũng đã được anh Trần Cường tô vẽ, làm biến dạng tới mức kinh dị. Dưới đây là sự thật kèm những bằng chứng.
Mỵ khẳng định ngay và luôn rằng, các trường hợp mà anh Trần Cường phản ánh đều đã được chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và các nhà hảo tâm hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết để đảm bảo cuộc sống hàng ngày. Bà Ngọ không phải ngoại lệ.
Bà Nguyễn Thị Ngọ, 66 tuổi, trú tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tổ dân phố Trù 1 nơi bà Ngọ sinh sống và lãnh đạo phường Cổ Nhuế 2 cho biết, trước đây, gia đình bà Ngọ thuộc hộ nghèo của phường nhưng nay đã khác và bà Ngọ không đơn độc, không khó khăn như Trần Cường mô tả.
Năm 2015, được sự giúp đỡ của 2 nhà hảo tâm và Hội liên hiệp Phụ nữ phường đã tiến hành sửa chữa nhà cho gia đình bà Ngọ với số tiền là 65 triệu đồng.
Năm 2018, phường Cổ Nhuế 2 đã kêu gọi được một nhà hảo tâm giúp đỡ mỗi tháng 1 triệu đồng với tổng số tiền là 12 triệu đồng.
Chưa hết, trong các dịp lễ tết, gia đình bà Ngọ và các hộ nghèo, cận nghèo khác trên địa bàn đều được chính quyền địa phương quan tâm, thăm hỏi, tặng quà hỗ trợ đầy đủ… Nhờ đó, cuối năm 2019, thực hiện chủ trương rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo giai đoạn 2016 – 2020, gia đình bà Ngọ được đưa ra khỏi hộ nghèo.
Lãnh đạo phường Cổ Nhuế 2 thông tin, trong thời gian phòng chống dịch Covid 19, xét thấy gia đình bà Ngọ vẫn còn khó khăn nên phường đã đề xuất Câu lạc bộ thiện nguyện Cổ Nhuế tặng quà cho gia đình bà Ngọ như các gia đình chính sách, mỗi hộ 10kg gạo. Tiếp đó, ngày 19/4, tổ công tác của phường Cổ Nhuế 2 đã xuống tặng quà hỗ trợ lần 2 cho gia đình bà Ngọ gồm 10kg, 1 thùng mỳ tôm, nước mắm, dầu ăn, bột canh. Cũng trong ngày, UBND phường Cổ Nhuế 2 đã tặng cho gia đình bà Ngọ 20kg gạo và 500.000 đồng…
Khi cây ATM gạo đưa vào hoạt động, bà Ngọ đã nhiều lần ra lấy và có ngày bà ra 2 lần.
Hiện bà Ngọ ở cùng một người con trai là Đỗ Xuân Hòa 22 tuổi, anh này hoàn toàn mạnh khỏe, nhưng ham chơi, lười lao động. Mỵ không hiểu sao con trai bà bị anh Trần Cường đưa vào viện tâm thần?
Còn nữa, trong bài anh Trần cường có chụp ảnh chiếc nồi nhôm méo mó và chủ thích đó là cái đựng gạo của bà Ngọ để câu nước mắt. Nhưng sự thật khá cay đắng cho anh.
Dù là thông tin bên lề, nhưng tôi biết anh Trần Cường đã tự giới thiệu với bà Ngọ rằng mình là sinh viên, sau đó lôi đồ cũ của bà Ngọ ra chụp ảnh trong đó có chiếc nồi méo mó đặt trên nền đá hoa mà anh nói là đựng gạo. Thực tế bà Ngọ đựng gạo vào một chiếc thùng sơn. Dưới đây là chứng cứ chứng minh bà Ngọ không phải như anh Trần Cường mô tả:
Đó mới là sự thật về bà Nguyễn Thị Ngọ.
Xin chia buồn với anh kền kền. Sắp tới anh sẽ nhận được thông tin làm người đọc hoan hỉ.
Ong Bắp Cày
Nguồn: Tre làng