Trang chủ Dân quyền Sự thật 3 trường hợp “đáy cùng xã hội” theo phản ánh...

Sự thật 3 trường hợp “đáy cùng xã hội” theo phản ánh của báo Thanh niên

166
0

Sự thật 3 trường hợp “đáy cùng xã hội” theo phản ánh của báo Thanh niên

Như Viễn đã đề cập ngày hôm qua, sau khi báo Thanh niên đưa bài “Giọt nước mắt phía sau những cây ATM” đề cập đến 3 nhân vật là bà Đàm Thị Thịnh, bà Nguyễn Thị Ngọ và bà Nguyễn Kim Phương. Qua ngòi bút của nhà báo báo Thanh Niên, ba bà hiện lên những người bần cùng của xã hội, đến miếng cháo cũng chỉ có húp sống qua ngày.

Bài báo ban đầu có lẽ đã lấy được không ít nước mắt người đọc và khiến người đọc giật mình đặt câu hỏi: tại sao giữa lòng thủ đô lại có những cảnh đời khốn khó như thế.

Thế nhưng chỉ một thời gian rất ngắn sau khi báo phản ánh, những người trong cùng khu phố với các nhân vật chính đã nhanh chóng lên tiếng phủ nhận những điều mà báo Thanh niên viết, khẳng định những gì báo viết về 3 nhân vật là hoàn toàn không chính xác.

Trường hợp bà Đàm Thị Thịnh, theo người dân phản ánh thì bà sống cùng người cháu nội đang đi làm, sống cạnh nhà của con trai. Nhà bà 3,5 tầng kiên cố bê tông cốt thép, vật dụng trong nhà có đầy đủ từ TV, tủ lạnh, xe máy, bếp từ, điểu hòa… Hiện bà Thịnh sống ổn định bằng tiền tiết kiệm do bà bán nhà cách đây 3 năm, bà không được tính là hộ nghèo của phường. 

Gia cảnh bà Thịnh thế nhưng dưới ngòi bút của báo Thanh niên đã trở thành một bà già neo đơn, “thất hứa với cháu gái vì k xin được gạo”, “phải đói ăn”, như một người tận cùng của xã hội.

Trường hợp thứ hai là trường hợp của bà Nguyễn Thị Ngọ, phản ánh của báo cũng sai hoàn toàn.

Bà Ngọ cũng không phải thuộc diện nghèo vì bà có con trai đang trong độ tuổi đi làm(chứ k phải bị tâm thần như báo viết), riêng trong đợt dịch này bà đã nhận được 4 lần hỗ trợ với số tiền 500k, 40kg gạo, mỳ tôm, dầu ăn… chứ không phải nghèo khố rách áo ôm, con mắc bệnh tâm thần… như báo viết.

Tương tự là trường hợp bà Nguyễn Kim Phượng, cũng có cuộc sống không phải bần cùng như báo viết. Bà Phượng hơi có vấn đề về thần kinh nên bà thường nhặt rác và tập kết rác về nhà để chứ không phải bà sốn làm bằng nghề nhặt rác sống qua ngày. Bà có căn nhà mà hiện nay người ta trả 11 tỷ chưa bán. Thế nên không thể nói bà là dạng bần cùng của xã hội được.

Rõ ràng, 3 nhân vật trong bài của báo Thanh niên đã bị hô biến một cách quá mức để cố tình câu view, lấy nước mắt người đọc.

Kiểu làm báo thế này quả thực là nguy hiểm.

Báo Thanh niên nên có lời giải thích với quý độc giả về vấn đề này.

Viễn

Nguồn: Dân quyền

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây