Để làm cong một con tôm, bạn chỉ việc hâm nóng nó trong nồi, nhưng để bẻ cong ngòi bút làm biến màu của sự thật, bạn cần có tâm đen. Làm cong con tôm hay thậm chí làm cong bạn gái thì dễ, nhưng làm cong ngòi bút là việc làm không mấy dễ dàng nếu không muốn nói là cực khó. Thế mà một anh phóng viên báo Thanh Niên đã làm được việc đó.
Hôm nay 19/4, nhiều người đã phải đỏ hoe mắt khi đọc bài “Giọt nước mắt phía sau những ‘cây ATM gạo” trên tờ Thanh Niên. Họ xót thương cho số phận cụ già nghèo khó neo đơn bao nhiêu thì căm ghét chính quyền bấy nhiêu.
Bài viết của anh Trần Cường đã đánh đúng vào lòng trắc ẩn, bản năng thương cảm của người đọc. Nó khiến người tiếp nhận thông tin cảm thấy đau đớn với những tủi hổ của cụ già và làm trỗi dậy ở họ quyền năng giúp đỡ và đặc biệt là quyền phán xét.
Xem Link dưới đây:
Trong bài báo của anh Trần Cường báo Thanh Niên, chỉ bằng cách uốn cong ngòi bút, anh đã hô biến một bà chủ của căn nhà 3,5 tầng kiên cố cho sinh viên thuê trọ thành một bà già neo đơn, bữa đực bữa cái.
Bài viết “Giọt nước mắt phía sau những ‘cây ATM gạo” đề cập đến trường hợp bà Đàm Thị Thịnh ở phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy có hoàn cảnh vô cùng đáng thương, “bữa đói bữa no nuôi cháu”, “đi bộ 5 km xin gạo”, “Trước khi đi, tôi đã bảo với cháu là đợi bà về có gạo, có cơm ngon ăn, mà giờ không có nữa”,… Những tình tiết đó làm người đọc cay mắt. Đã có những kẻ đã lên tiếng xỉ vả chính quyền Thủ đô và tấn công chế độ,
Hãy xem một ảnh chụp màn hình:
Sự thật là gì?
Sự thật là anh phóng viên đã bịa đặt ra câu chuyện này. Tôi không rõ anh mua nước mắt của người đọc để bán báo hay làm từ thiện, hay để chĩa múi giáo vào chính quyền. Nhưng bằng cách bẻ cong ngòi bút, đá bay lòng trung thực để thông tin sai sự thật thì không còn gì để nói. Chả thế, đến tối nay bài báo đã bị gỡ xuống mà không một lời giải thích.
Sự thật là bà Đàm Thị Thịnh sinh năm 1945 ở tổ 9, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội là chủ một ngôi nhà 3 tầng rưỡi rất kiên cố bằng bê tông cốt thép trên mặt sàn 30m vuông.
Căn nhà này có tầng 1 được bố trí làm phòng khách và bếp ăn, tầng 2 được sử dụng làm phòng ngủ của bà và người cháu nội sinh năm 2001 (đã đi làm). Tầng 3 trở lên bà Thịnh cho sinh viên thuê trọ.
Đại diện chính quyền địa phương và người dân xung quanh cho biết, trong nhà bà Đàm Thị Thịnh có đầy đủ các vật dụng phục vụ sinh hoạt và đi lại như TV, xe máy, điện thoại, tủ lạnh, bếp từ, điều hòa, bình nóng lạnh, máy giặt…
Đây là hình ảnh căn nhà bà Thịnh đang sống:
Hiện bà Thịnh sống khá thảnh thơi bằng tiền tiết kiệm từ việc bán đất (cách đây khoảng 3 năm) và tiền cho sinh viên thuê trọ. Bà Thịnh cũng không neo đơn vì ngay sau nhà bà là nhà của anh anh con trai ruột. Anh này hiện đang sống trên phần đất mà bà Thịnh cho cách đây vài năm và anh không hề bị tâm thần như anh Trần Cường viết trong bài.
Còn nhiều tình tiết khác mà bạn tôi cung cấp về trường hợp này, xin được công bố vào dịp gần nhất.
Xin chia buồn với những ai đã khóc vì bị lừa và mong những người chửi bới chính quyền, nhục mạ chế độ hãy lắc não trước khi phán xét một điều gì. Kền kền mà khóc thì đừng tin.
Ong Bắp Cày
Nguồn: Tre làng