Việc TQ ngang nhiên đưa máy bay vận tải quân sự Y-8 của Trung Quốc hạ cánh trái phép trên đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid19 đang hoành hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam… đủ để thấy những chiêu bài thâm độc, trơ trẽn đến khó hiểu của nước này trong những nước đi của mình. Cùng với đại dịch Covid19 làn sóng phản đối TQ đang lan rộng khắp hành tinh, trong động thái mới đây, các quốc gia G7 đang có ý định khởi kiện TQ vì đã gây nên thảm họa cho nhân loại….
Ảnh chụp vệ tinh cho thấy máy bay vận tải quân sự Y-8 của Trung Quốc hạ cánh xuống đá Chữ Thập ngày 28.3 (Ảnh: Báo Thanh niên)
Và mặc dù cũng như tình trạng chung của nhiều quốc gia trên thế giới khi đang tập trung cao độ, huy động tối đa các nguồn lực vào việc chống dịch. Song, cũng trong ngày 30/3/2020 sau khi phát hiện hành vi của phía TQ và sau khi Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc có Công hàm số CML/14/2019 ngày 12.12.2019 và nhằm phản hồi đệ trình cùng ngày của Malaysia gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa và Công hàm số CML/11/2020 ngày 23.3.2020 gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Theo báo Thanh niên: “Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.
Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế”.
Nội dung phản đối không khác các công hàm trước đó cũng như lời người Phát ngôn viên của Việt Nam, tuy nhiên cái đáng nói là Việt Nam đã gần như chủ động và nhanh chóng có công hàm phản đối, ngay cả khi đang bộn bề với việc chống dịch Covid19.
Với động thái trên thêm một lần nữa cho thấy: Cùng với những vấn đề nổi cộm đang diễn ra cần tập trung giải quyết thì vấn đề chủ quyền được phía Nhà nước, Chính phủ VN đặc biệt quan tâm. Trong đó, như phương sách, sách lược đã được xác lập nhiều năm về trước, đấu tranh ngoại giao vẫn là một ưu tiên được VN thực hiện nhất là trong bối cảnh sự bành trướng trên Biển Đông đe dọa chủ quyền lãnh thổ của nhiều nước, có Việt Nam.
Đó cũng là lí do tại sao cuối công hàm phản đối được đề cập, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đề nghị Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lưu hành Công hàm này đến tất cả các quốc gia thành viên Công ước, cũng như tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc.
Việc TQ tiếp tục có những hành vi phi pháp trên chủ quyền 2 Quần đao thuộc Biển Đông của chúng ta là điều đã xảy ra nhiều năm nay; và để ứng xử với những điều đang diễn ra, bảo vệ hiệu quả chủ quyền, chúng ta đã có nhiều giải pháp mang tính đồng bộ và như đã nói ở trên đấu tranh ngoại giao, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông ra quốc tế là ưu tiên xuyên suốt, được VN chúng ta kiên trì thực hiện. Sức mạnh quốc tế cùng với sức mạnh thời đại sẽ là thứ vũ khí để chúng ta có thể giành được những sự khác biệt trong cuộc đấu tranh lâu dài, cam go và cả những cám dỗ này. Hi vọng rằng, sau những động thái tích cực từ phía VN, thế giới, nhân loại tiến bộ sẽ chung tay và có những động thái hưởng ứng, lan rộng các hoạt động phản đối TQ không chỉ liên quan vấn đề Biển Đông.
TRÙNG DƯƠNG
Nguồn: Non sông Việt Nam