Trang chủ Luận bàn - Phản biện Chủ quyền lãnh thổ đó, Việt Nam có thể “làm lơ” sao?

Chủ quyền lãnh thổ đó, Việt Nam có thể “làm lơ” sao?

203
0

Liên quan đến vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đại diện Bộ Ngoại giao nước ta đã trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam. Tuy nhiên, tài khoản FB mang tên Phạm Minh Vũ và “Việt Tân” lại đi rêu rao luận điệu “chính quyền né tránh, làm lơ trước vấn đề chủ quyền bị xâm phạm, không có hành động đáp trả thích đáng, đứng cùng chí tuyến với quân xâm lược”.

Chủ quyền lãnh thổ đó, Việt Nam có thể “làm lơ” sao?
Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị đâm chìm.

Trong khi cả thế giới đang oằn mình phòng chống đại dịch Covid-19, Việt Nam không những tập trung bảo vệ người dân của mình thoát khỏi đại dịch mà còn chữa khỏi bệnh miễn phí cho các công dân nước ngoài trong đó có Trung Quốc nhiễm dịch đến Việt Nam. Vậy mà, Trung Quốc lại cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam, bắt giữ bất hợp pháp 8 ngư dân, lục soát, tịch thu, đập phá trang thiết bị trên tàu rồi lu loa cho rằng tàu cá Việt Nam đâm tàu hải cảnh của họ. Chưa nói đến vấn đề pháp lý, chỉ nói ở góc độ lương tâm giữa biển khơi muôn trùng nguy hiểm như vậy, hành vi đâm chìm tàu nước ta của tàu Trung Quốc quá ư là bất nhân, bất nghĩa, chẳng khác nào đang giết ngư dân Việt Nam cả. Liệu ai có thể im lặng trước hành vi vô nhân đạo này?

Còn nói về vấn đề pháp lý, Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quần đảo Hoàng Sa rành rành ra đó rồi còn phát ngôn xuyên tạc thì Nhà nước ta càng không thể ngồi yên vờ như không thấy được và hơn nữa gần 100 triệu người dân Việt Nam cũng không chấp nhận để Trung Quốc ngang ngược như vậy. Chính vì vậy, ngay sau vụ việc, đại diện Bộ Ngoại giao đã lên tiếng khẳng định lại một lần nữa rằng “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”. Vì vậy, hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe doạ an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam không chỉ đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà còn gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hoà bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Từng câu từng chữ từ đại diện Bộ Ngoại giao cũng là đại diện cho cả nước ta vừa đủ tình đủ lý đủ sắc bén, trên hết là lên án trực diện việc tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam như thế kia thì sao Phạm Minh Vũ và “Việt Tân” còn bảo là “né tránh”, “lơ đi”, “không có hành động đáp trả”?

Chủ quyền lãnh thổ đó, Việt Nam có thể “làm lơ” sao?
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.

Nếu thật sự chính quyền nước ta coi nhẹ, làm lơ trước vấn đề chủ quyền biển đảo thì phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (LHQ) đã không gửi công hàm lên LHQ, phản hồi hai công hàm mà Trung Quốc đưa ra ngày 23/3/2020 và ngày 12/12/2019 liên quan đến Philippines và Malaysia. Cụ thể, Trung Quốc gửi công hàm lên LHQ phản hồi tài liệu của Philippines, cho rằng Trung Quốc “có chủ quyền với quần đảo Nam Sa và vùng biển gần kề”, “có quyền chủ quyền và quyền tài phán với các vùng biển liên quan, với đáy biển và lòng đất”. Cũng trong công hàm phản hồi Malaysia, Trung Quốc một lần nữa cho ràng mình“có chủ quyền” với quần đảo ở Biển Đông, “bao gồm quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”. Biết được vấn đề này, hôm 30/3, Việt Nam đã gửi công hàm phản đối cả 2 công hàm trước đó của Trung Quốc, trong công hàm còn ghi rõ: “Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông”. Rõ thấy, Việt Nam chưa bao giờ lơ là, mất cảnh giác hay coi nhẹ vấn đề chủ quyền biển đảo.

Phái đoàn của Việt Nam tại LHQ gửi công hàm bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông sau khi Bắc Kinh phản hồi công văn của Philippines và Malaysia.

Chưa hết, nếu chính quyền coi nhẹ chủ quyền bị xâm phạm như Phạm Minh Vũ, “Việt Tân” lu loa thì liệu nước ta có kiên quyết đấu tranh mấy tháng trời với Trung Quốc trong sự kiện nhóm tàu thăm dò Hải Dương 8 xâm phạm trái phép và có hành vi gây hấn hung hăng ngay trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam hay không? Nhắc lại sự kiện cũng vào khoảng tháng 3, tháng 4 năm ngoái có lẽ hầu như người dân nào cũng nhớ rõ Việt Nam đã khôn ngoan và cứng rắn như thế nào, các chiến sỹ hải quân, cảnh sát biển của nước ta đã kiên trì theo sát trận địa ra sao. Để rồi cuối cùng, Trung Quốc phải rút nhóm tàu Hải Dương 8 về nước. Và chưa kể còn hàng chục lần đấu tranh bác bỏ tuyên bố “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc và những lần nước này hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam trước đó nữa.

Nói thẳng thì Việt Nam luôn làm hết sức mình đóng góp vào việc gìn giữ và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam luôn chân thành mong muốn cùng Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Nhưng không có nghĩa là khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, Việt Nam né tránh, làm lơ, không hành động. Hành vi đi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia khác của Trung Quốc không phải mới hình thành những năm gần đây, nó đã xuất hiện từ mấy ngàn năm trước, những triều đại vua đi chinh phạt nước láng giềng để mở rộng lãnh thổ. Vì vậy Trung Quốc rất nhiều mưu sâu kế hiểm, thậm chí là “liên hoàn kế”, nếu như Việt Nam không bình tĩnh, khôn ngoan, không biết chiến thuật “dĩ tĩnh chế động”, nghĩa là lấy cái tĩnh khống chế cái động, lấy nhu để chế cương thì rất dễ mắc sai lầm dẫn đến mất tiếng nói đấu tranh về chủ quyền, thậm chí là mất luôn lãnh thổ. Chẳng lẽ, Phạm Minh Vũ và “Việt Tân” đang mong muốn điều sao? Cứ dăm ba bữa lại lợi dụng sự việc nóng trong nước để đâm chọt thế này thì hèn mạt quá. Nói hay không bằng làm giỏi, thay vì đi kích động lòng dân, xuyên tạc chính quyền chi bằng hãy dùng “não” suy nghĩ kế sách hợp lý giúp Việt Nam chế ngự hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo nước ta của Trung Quốc hoặc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đi.

Đặng Trường 


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây